Các tuyên bố của ông Trump thường gây sốc và khó đoán cho đối thủ lẫn đồng minh, nhưng vẫn giúp Tổng thống Mỹ phần nào đạt mục tiêu.
Sau thời gian dài cảnh báo, Tổng thống Donald Trump ngày 1/2 kư sắc lệnh ấn định thời điểm bắt đầu áp thuế hàng hóa Canada, Mexico và Trung Quốc nếu các bên không mạnh tay hơn để siết hoạt động buôn lậu fentanyl và nhập cư trái phép vào Mỹ. Ngày 3/2, ngay trước khi chính sách có hiệu lực, ông Trump thông báo hoăn triển khai với Mexico và Canada, bởi hai nước đă có nhượng bộ.
"Mexico và Canada đă khuất phục", Fox News đưa tin. "Canada bị hạ gục. Nghệ thuật đàm phán: ông Trump đă thắng cuộc chiến thương mại với Mexico", Breitbart News viết.
Loạt diễn biến cho thấy sự khó đoán của ông Trump trong đối ngoại. Yếu tố này dần trở thành một trong những "vũ khí ngoại giao" quan trọng, giúp ông chủ Nhà Trắng chiếm lợi thế khi thương lượng với cả đối thủ lẫn đồng minh.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2488758&stc=1&d=1739232318)
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 5/2. Ảnh: AP
Với vị trí lănh đạo cường quốc hàng đầu thế giới, bất kỳ tuyên bố nào của ông Trump cũng có sức nặng. Yếu tố này khiến cả đối thủ lẫn đồng minh không thể hoàn toàn phớt lờ những cảnh báo ông đưa ra.
"Hầu hết những ǵ Tổng thống Trump nói là khoa trương, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn sự nghiêm túc và khôn khéo trong đàm phán", Peter Loge, giám đốc Trường Truyền thông, Đại học Georgie Washington, nói với AFP.
Sau khi đắc cử tháng 11/2024, ông Trump nhiều lần dọa áp thuế Mexico, Canada và Trung Quốc, tuyên bố sẽ sáp nhập Canada thành bang thứ 51, muốn mua đảo tự trị Greenland thuộc Đan Mạch và lấy lại quyền kiểm soát kênh đào Panama, không loại trừ sử dụng biện pháp quân sự.
Theo các cố vấn đương nhiệm và đă nghỉ hưu, tuyên bố sáp nhập Canada là lời đe dọa nhằm giành lợi thế trước các cuộc đàm phán tương lai với Ottawa. Cảnh báo lấy lại kênh đào Panama có thể là chiêu bài để đảm bảo mức phí thấp hơn cho các chiến hạm, tàu hàng Mỹ đi qua tuyến hàng hải huyết mạch này.
Mối quan tâm của ông Trump về việc mua lại Greenland nhiều khả năng liên quan đến việc tiếp cận các khoáng sản dồi dào tại đây và ngăn chúng "rơi vào tay Trung Quốc". Dù gây hoài nghi, loạt tuyên bố của ông Trump vẫn khiến lănh đạo những quốc gia này không thể ngồi yên, phải hành động theo hướng chiều ḷng Tổng thống Mỹ.
Canada tháng 12/2024 công bố kế hoạch chi 1,3 tỷ USD cho an ninh biên giới và cho biết đă có 8.500 nhân viên hành pháp tại khu vực. Khi điện đàm phút chót với ông Trump hôm 3/2, lănh đạo Mexico và Canada tiếp tục đưa ra các cam kết về siết kiểm soát biên giới hơn nữa, ngăn chặn hoạt động buôn lậu.
Với kênh đào Panama, ông Trump chỉ trích nước này thu phí bất công với các tàu Mỹ. Mỹ là bên xây dựng và quản lư kênh suốt nhiều thập kỷ, trước khi bàn giao toàn bộ quyền quản lư cho Panama năm 1999. Đây là tuyến hàng hải quan trọng mà nhiều tàu quân sự, công vụ và thương mại Mỹ đi qua. Ông Trump c̣n bày tỏ lo ngại về việc Panama và Trung Quốc tăng hợp tác, cho rằng Panama City vi phạm các cam kết trung lập.
Panama bác bỏ các cáo buộc và đề xuất từ Mỹ. Nhưng Tổng thống Panama Jose Raul Mulino vẫn t́m cách xoa dịu ông Trump. Panama ngày 6/2 gửi công hàm thông báo sẽ không tiếp tục tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường, chương tŕnh xây dựng cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc khởi xướng.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen t́m kiếm sự hỗ trợ từ đồng minh châu Âu để ứng phó ông Trump, nhưng bà cũng công nhận những lo ngại của Mỹ trước việc Nga và Trung Quốc tăng cường hoạt động ở vùng Bắc Cực. Đan Mạch tháng trước phân bổ gần 2 tỷ USD "để cải thiện năng lực giám sát và bảo vệ chủ quyền tại khu vực".
Với những tuyên bố khoa trương, Tổng thống Mỹ dường như c̣n muốn tạo không khí hứng khởi cho cử tri trung thành với ông, những người hào hứng với quan điểm về vai tṛ thống trị của Mỹ trên trường quốc tế, b́nh luận viên Brett Samuels của Hill nhận định.
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Pḥng Roosevelt ở Nhà Trắng ngày 21/1. Ảnh: AFP
Tổng thống Donald Trump phát biểu tại Pḥng Roosevelt ở Nhà Trắng ngày 21/1. Ảnh: AFP
Ông Trump gần đây một lần nữa gây sốc khi nêu ư tưởng "dọn sạch" Gaza và để Mỹ tiếp quản dải đất ở Trung Đông. Ông muốn phát triển dải đất thành "Riviera của Trung Đông", nhắc đến khu ven Địa Trung Hải hấp dẫn du khách dài từ Pháp tới Italy.
Ư tưởng lập tức gây tranh căi, vấp phải hàng loạt chỉ trích gay gắt. Nhiều quốc gia Arab bác bỏ ư tưởng của Tổng thống Trump về việc đưa người dân Palestine rời Gaza đến nước họ tị nạn, dù chỉ là tạm thời.
Cameron Milner, nhà b́nh luận của tờ Nightly, cho biết đây là cách ông Trump ngầm gây sức ép để buộc các bên ở Trung Đông phải nghiêm túc giải quyết vấn đề. "'Nếu không thích kế hoạch Riviera, hăy cho tôi thấy các bạn có ǵ nào' là lời thách thức ông Trump đang gửi đi", ông Milner viết.
"Ông Trump không phải là một chính trị gia truyền thống. Ông ấy là một doanh nhân. Không thể áp dụng nghệ thuật ngoại giao thông thường nữa, mọi thứ giờ là nghệ thuật đàm phán", ông Milner nhận định.
"Trong đàm phán, bạn phải khiến đối phương phải đoán già đoán non", Greg Sheridan, biên tập viên quốc tế tại tờ The Australian, b́nh luận. "Ông ấy thực sự đang làm rất tốt điều này".
Tuy nhiên, bà Gwenda Blair, tác giả cuốn sách The Trumps: Three Generations That Built an Empire, lưu ư "những bên khác trên bàn đàm phán cũng không dễ bị tác động bởi những lời khoa trương và khi ảnh hưởng của Mỹ trên toàn cầu suy yếu, ông Trump có thể gặp thách thức nếu yêu cầu nhiều hơn những ǵ họ sẵn sàng đáp lại".
Nhưng ông Trump dường như đă có lời khuyên cho chính ḿnh trong vấn đề này.
"Điều tệ nhất bạn có thể làm là lộ ra sự tuyệt vọng, bên khác có thể bắt thóp và bạn tiêu tùng. Điều tốt nhất bạn có thể làm là thương lượng bằng sức mạnh, tận dụng lợi thế tốt nhất đang có", ông Trump viết trong Trump: The Art of the Deal, cuốn sách mà ông và nhà báo Tony Schwartz là đồng tác giả.
VietBF@sưu tập