Mỹ thực hiện hàng chục chuyến trinh sát đường không ở sát biên giới Mexico những ngày qua, nhằm thu thập thông tin về các băng đảng ma túy.
Ba nguồn tin giấu tên trong chính phủ Mỹ hôm 10/2 cho biết Lầu Năm Góc đă đẩy mạnh hoạt động do thám, giám sát và trinh sát (ISR) dọc biên giới phía nam và ngoài khơi Mexico từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 2, nhằm "thu thập thông tin về các băng đảng ma túy ở nước láng giềng".
Ít nhất 18 chuyến bay do thám, sử dụng những loại trinh sát cơ hiện đại đă Mỹ được tiến hành ở không phận tây nam đất nước và vùng biển quốc tế quanh bán đảo Baja của Mexico. Đây là mức độ hoạt động chưa từng có, diễn ra khi Tổng thống Donald Trump chỉ đạo quân đội tăng cường an ninh biên giới, chống vượt biên và ngăn chặn buôn lậu ma túy.
"Lầu Năm Góc trước đây chỉ thực hiện trung b́nh một nhiệm vụ do thám mỗi tháng gần biên giới Mỹ - Mexico", một cựu quan chức quốc pḥng Mỹ nói với CNN.Dù không bay vào không phận Mexico, loạt trinh sát cơ này vẫn mang nhiều thiết bị do thám hiện đại, đủ sức thu thập thông tin ở những khu vực nằm sâu trong lănh thổ nước láng giềng.
Dữ liệu theo dơi hàng không cho thấy máy bay tuần thám biển P-8A Poseidon của hải quân Mỹ đă đảm nhận ít nhất 11 chuyến bay trong số này.
Phi cơ được trang bị hàng loạt hệ thống trinh sát, chủ lực là radar khẩu độ tổng hợp đa chế độ AN/APY-10 cùng cảm biến quang - điện tử và hồng ngoại MX-20 cho phép xác định mục tiêu ở khoảng cách hàng chục đến hàng trăm km. Các thiết bị điện tử trên máy bay có thể làm nhiệm vụ do thám, gây nhiễu và tác chiến mạng.
Một số chiếc P-8A c̣n được bổ sung thêm radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) hai mặt với tầm quét 360 độ, cho phép xác định các vật thể gần bờ biển và sâu trong đất liền.Chuyến bay kéo dài gần sáu giờ ngày 3/2 được tiến hành bởi trinh sát cơ tầm cao U-2, loại máy bay gần như chưa bao giờ xuất hiện ở biên giới phía nam nước Mỹ.
Trinh sát cơ RC-135V mang đuôi số 64-14845 của không quân Mỹ đă hai lần quần thảo quanh bán đảo Baja và áp sát bang Sinaloa của Mexico, nơi tập trung nhiều hoạt động của các băng đảng ma túy. Máy bay cất cánh từ căn cứ không quân Offutt ở bang Nebraska, thực hiện cùng một lộ tŕnh trên không phận quốc tế trong ngày 3-4/2.
"Rất hiếm khi Mỹ sử dụng lộ tŕnh này, nhưng chúng tôi đang dùng tới nó nhiều hơn", một quan chức quốc pḥng Mỹ tiết lộ.
RC-135V/W được trang bị nhiều hệ thống có thể chặn thu nhiều loại thông tin và tín hiệu điện tử khác nhau. Trinh sát cơ có thể định vị và phân loại nguồn phát những loại tín hiệu này, từ bộ đàm tới radar, rồi chuyển dữ liệu gần như lập tức tới các đơn vị gần đó hoặc trên toàn cầu.
"RC-135V là một trong các khí tài có năng lực thu thập t́nh báo cao nhất của Mỹ và từng tham gia các chiến dịch chống ma túy. Trinh sát cơ này xuất hiện ở khu vực ngoài khơi bờ biển Mexico là diễn biến bất thường, đáng chú ư", biên tập viên Joseph Trevithick của chuyên trang quân sự Mỹ War Zone cho biết.
Huy động nhiều loại trinh sát cơ hiện đại để tuần tra biên giới cho thấy chính quyền Mỹ đang chuyển hướng ưu tiên từ các mối đe dọa ở bên kia đại dương sang biên giới phía nam, khu vực được đặt trong t́nh trạng khẩn cấp từ khi ông Trump nhậm chức ngày 20/1.Mật độ chuyến bay tăng vọt cũng phần nào chứng tỏ quyết tâm của Tổng thống Trump với ư định dùng quân đội làm trụ cột chống buôn ma túy và bảo vệ biên giới, thay v́ phó mặc cho các lực lượng hành pháp như Cục Chống Ma túy và Bộ An ninh Nội địa.
"Các băng đảng ma túy từng đối đầu quân đội Mexico và giờ sẽ phải đối mặt với quân đội Mỹ. Tôi cho rằng bạo lực sẽ leo thang, v́ chúng không muốn mất đi số tiền kỷ lục đang kiếm được từ Mỹ", Tom Homan, quan chức cấp cao phụ trách vấn đề biên giới của Mỹ, nói hồi tuần trước.
Một quan chức quốc pḥng cấp cao của Mỹ cuối tháng 1 tiết lộ máy bay không người lái (UAV), gồm các mẫu MQ-1 Predator và MQ-9 Reaper, cũng có thể được triển khai để thu thập thông tin t́nh báo.
Dù vậy, chưa rơ chính phủ Mỹ sẽ sử dụng thông tin t́nh báo thu thập được như thế nào. Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đến nay chưa b́nh luận về thông tin trinh sát cơ tối tân đang làm nhiệm vụ chống các băng đảng ma túy.
Một số quan chức và cựu quan chức Mỹ cho rằng quân đội nước này có thể cung cấp thông tin t́nh báo cho Mexico để đối phó băng đảng ma túy, hoặc xác định mục tiêu cho đ̣n tấn công trực tiếp.
Tổng thống Trump từng nêu ư tưởng quân đội Mỹ tập kích các xưởng sản xuất ma túy ở Mexico và điều đặc nhiệm triệt hạ các thủ lĩnh băng đảng, bất chấp nguy cơ xâm phạm chủ quyền nước láng giềng. Ông cũng khởi động quy tŕnh để coi các băng đảng ma túy Mexico là tổ chức khủng bố, tạo cơ sở pháp lư cho hành động can thiệp quân sự.
|