Vụ việc Phó Đức Nam (TikToker Mr. Pips) gióng lên hồi chuông cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo tinh vi trong lĩnh vực đầu tư tài chính.
Công an TP Hà Nội đă bắt giữ Phó Đức Nam (tức TikToker Mr. Pips, SN 1994), Lê Khắc Ngọ (tức Mr. Hunter, SN 1990) cùng 29 người khác để điều tra về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Không tố giác tội phạm", "Rửa tiền", "Chứa chấp, tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có".
Thủ đoạn xảo quyệt, truy bắt khó khăn
Lực lượng công an gặp nhiều khó khăn trong việc truy bắt băng nhóm lừa đảo do Phó Đức Nam cầm đầu. Nam thường xuyên trốn tránh ở Campuchia, thỉnh thoảng mới về Việt Nam, gây khó khăn cho công tác điều tra.
Băng nhóm của Nam hoạt động với quy mô xuyên quốc gia, cơ cấu tổ chức chặt chẽ, phân cấp rơ ràng, có bảo vệ canh gác nghiêm ngặt tại các điểm hoạt động. Chúng c̣n sử dụng ứng dụng bảo mật cao để xóa dấu vết, ẩn danh trên không gian mạng.
Từ năm 2019, nhóm này đă lập đường dây lừa đảo theo mô h́nh công ty môi giới chứng khoán. Chúng tung tin giả về các sàn đầu tư, thuyết phục người tham gia bằng những lời quảng cáo "ngọt ngào" trên mạng xă hội. Bản thân Nam thường xuyên khoe khoang cuộc sống xa hoa, lái siêu xe, ở nhà đẹp để tạo ḷng tin, khiến nhiều người sập bẫy.
Với đội ngũ nhân viên hùng hậu, "Mr. Pips" mời chào khách hàng qua mạng xă hội. Các "chân rết" dùng nick ảo để chèo kéo, khoe khoang lợi nhuận để dụ dỗ nạn nhân nạp tiền. Sau đó, chúng can thiệp vào hệ thống để người chơi thua sạch hoặc không thể rút tiền dù thắng lớn.
Thủ đoạn tinh vi, hoạt động bí ẩn, tổ chức chặt chẽ là những yếu tố khiến việc triệt phá băng nhóm lừa đảo này gặp nhiều khó khăn.
Ai cũng có thể là nạn nhân
Vụ án lừa đảo do Phó Đức Nam cầm đầu đă gây xôn xao dư luận với số lượng nạn nhân lên đến hàng ngàn người, thuộc nhiều tầng lớp, ngành nghề khác nhau, từ sinh viên, nhân viên văn pḥng đến người kinh doanh, buôn bán. Họ bị dụ dỗ bởi những lời hứa hẹn về lợi nhuận "khủng" từ các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế do Nam điều hành.
Điển h́nh là trường hợp chị B.N.L (SN 2003). Bị thu hút bởi h́nh ảnh sang trọng, giàu có mà "Mr. Pips" thường xuyên khoe khoang trên mạng xă hội, chị đă chủ động kết bạn, làm quen và tin tưởng đầu tư theo lời chỉ dẫn của Nam. Kết quả, chị đă thực hiện 37 giao dịch và bị lừa mất 8 tỉ đồng.
Tương tự, anh L.D.L (SN 1990) cũng sập bẫy lừa đảo với chiêu tṛ mời chào đầu tư chứng khoán quốc tế qua điện thoại. Sau những lời tư vấn "có cánh", anh đă 6 lần giao dịch mua cổ phiếu và bị chiếm đoạt 5,6 tỉ đồng...
Những vụ việc này gióng lên hồi chuông cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo tinh vi trong lĩnh vực đầu tư tài chính. Để bảo vệ bản thân, người dân cần hết sức cảnh giác trước những lời mời đầu tư với lợi nhuận cao bất thường.
Công an TP HCM khuyến cáo người dân cần t́m hiểu kỹ về nguồn gốc, pháp nhân của công ty trước khi quyết định đầu tư. Cần tránh xa những sàn giao dịch có dấu hiệu lừa đảo, như không có giấy phép hoạt động rơ ràng, lợi nhuận hứa hẹn quá cao, yêu cầu nạp tiền liên tục và thuyết phục khách hàng nạp thêm tiền để gỡ gạc khi thua lỗ.
"Tuyệt đối không tin vào các lời mời đầu tư với lợi nhuận "khủng" từ các sàn giao dịch không rơ nguồn gốc; không chia sẻ thông tin tài chính, thông tin cá nhân với bất kỳ ai" - Công an TP HCM nhấn mạnh.
Nếu đă lỡ trở thành nạn nhân, người dân cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, lịch sử giao dịch, tổng số tiền bị chiếm đoạt cho cơ quan công an để được bảo vệ quyền lợi. Bà Vũ Thị Xuân Nhuệ, nguyên Trưởng Pḥng Thực hành quyền công tố và Kiểm sát xét xử phúc thẩm án h́nh sự - VKSND TP HCM, giải thích: "Thông tin càng chi tiết th́ cơ quan công an càng dễ dàng t́m ra manh mối để yêu cầu bồi thường thiệt hại".
Bà Nhuệ cũng khuyến cáo người dân không nên giấu giếm việc bị lừa đảo. "Kịp thời tŕnh báo cơ quan chức năng sẽ giúp việc điều tra sáng tỏ và quyền lợi của bị hại sẽ được bảo vệ" - bà Nhuệ khẳng định.