Cựu thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc sai phạm khi tạo điều kiện cho doanh nghiệp được hưởng giá điện ưu đăi, gây thiệt hại cho EVN hơn 1.043 tỷ đồng.
Hành vi của ông Vượng, cựu chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN, cựu thứ trưởng Công Thương) và ông Phương Hoàng Kim (cựu cục trưởng Điện lực và Năng lượng tái tạo) cùng 7 người khác bị VKSND Tối cao nêu trong cáo trạng vừa hoàn tất, truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ba bị can ở Cục Thuế tỉnh B́nh Phước là ông Nguyễn Duy Khánh (cựu cục phó), Trần Văn Định (cựu trưởng pḥng) và Phạm Quang Vinh (cựu phó pḥng) bị truy tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cả 12 bị can sẽ bị TAND TP Hà Nội xét xử trong thời gian tới.
Theo cáo trạng, ông Vượng trong thời gian làm Thứ trưởng Công Thương được giao phụ trách Cục điện lực và Năng lượng tái tạo. Từ ngày 31/8/2018 đến 6/4/2020, ông đă trực tiếp chỉ đạo tham mưu xây dựng dự thảo Quyết định số 13/2020 của Thủ tướng về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.
Khi thực hiện, ông Vượng biết rơ các chủ trương của Chính Phủ, chỉ đạo của Thủ tướng tại các cuộc họp về cơ chế, chính sách hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận với các dự án điện mặt trời. Tuy nhiên, v́ động cơ vụ lợi, ông Vượng đă lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, cố ư chỉ đạo Cục điện lực và Năng lượng tái tạo xây dựng dự thảo theo hướng mở rộng diện được hưởng giá điện ưu đăi.
Thứ trưởng c̣n thống nhất chủ trương đề xuất cho dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam được phê duyệt bổ sung quy hoạch, xin cơ chế giá 9,35 UScents/kWh cho dự án này.

Cựu thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an
Quá tŕnh xây dựng dự thảo, ông Nguyễn Tâm Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Trung Nam Thuận Nam và nhân viên đă nhiều lần gặp ông Vượng và thư kư của ông Vượng để đưa tiền. Trong đó có 6 lần, mỗi lần 100 triệu đồng và một lần 200 triệu, theo cáo trạng.
Sau khi dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam đưa vào vận hành thương mại, ông Thịnh và một người khác đến gặp gửi ông Vượng 500 triệu đồng "để chúc mừng chuyển công tác". Năm 2018, khi ông Vượng chủ tŕ đoàn kiểm tra tiến độ các dự án quy hoạch điện VII điều chỉnh, ông Thịnh đưa thêm 200 triệu đồng.
Như vậy, tổng cộng ông Vượng đă nhận của Công ty Trung Nam - Thuận An 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, quá tŕnh điều tra ông Thịnh không thừa nhận việc đưa nhận tiền.
Với bị can Phương Hoàng Kim, VKS xác định trong thời gian làm Cục trưởng Điện lực và Năng lượng tái tạo đă được giao làm tổ trưởng soạn thảo Quyết định 13. Ông Kim biết rơ các chủ trương của Chính phủ nhưng v́ "muốn tạo điều kiện không chính đáng" cho Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam nên cố ư đẩy trách nhiệm cho cấp dưới. Từ đó, dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam được hưởng giá điện ưu đăi 9,35 Uscents/kWh.
Cơ quan công tố cáo buộc hành vi sai phạm của ông Vượng, Kim đă gây thiệt hại cho EVN tổng cộng hơn 1.043 tỷ đồng.
Nhiều cán bộ vi phạm nhưng 'không vụ lợi'
Quá tŕnh điều tra các cơ quan tố tụng không xử lư h́nh sự 15 cán bộ tại Bộ Công Thương, 5 người tại Bộ Tư pháp, 7 người tại Văn pḥng Chính phủ và một số cá nhân có liên quan.
Theo cáo trạng, nhiều người là thành viên trong tổ soạn thảo Quyết định 13 chỉ vi phạm trong thực hiện quy tŕnh, thủ tục. Kết quả điều tra cho thấy họ không nhận tiền, lợi ích vật chất để tạo điều kiện không chính đáng cho doanh nghiệp nên không bị xem xét xử lư.
Với ông Trần Tuấn Anh, nguyên Bộ trưởng Công Thương giai đoạn 2016-2021 và ông Trịnh Đ́nh Dũng, nguyên Phó thủ tướng, có liên quan đến việc kư tờ tŕnh và kư ban hành Quyết định số 13. Tuy nhiên, theo VKS, hai ông không được báo cáo nội dung dự thảo có diện được hưởng giá điện ưu đăi rộng hơn so với Nghị quyết 115 của Chính phủ.
Kết quả điều tra cũng cho thấy hai ông "không có động cơ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác" để tạo điều kiện không chính đáng cho doanh nghiệp. Do đó, cơ quan điều tra không có căn cứ xem xét xử lư ông Trần Tuấn Anh và Trịnh Đ́nh Dũng.
VietBF@sưu tập