Chỉ với một con dao nạo thô sơ, GS. Tôn Thất Tùng đă thực hiện hàng trăm ca phẫu tích gan tử thi, vẽ lại sơ đồ mạch máu và công bố phương pháp "cắt gan khô" khiến cả thế giới sửng sốt.
GS. Tôn Thật Tùng (1912 – 1982) là bác sỹ nổi tiếng và có nhiều đóng góp cho ngành y học Việt Nam và thế giới. GS. Tôn Thất Tùng theo học trường Trung học Bảo Hộ (tức trường Bưởi – trường Chu Văn An ngày nay). Năm 1935, ông học tại Trường Y khoa Hà Nội.

GS. Tôn Thất Tùng gây sửng sốt thế giới khi công bố phương pháp cắt gan khô.
Năm 1939, GS. Tôn Thất Tùng trở thành bác sĩ nội trú ở Bệnh viện Phủ Doăn. Trong giai đoạn này, trong một lần phát hiện trong gan của một người bệnh có giun chui ở các đường mật, GS. Tôn Thất Tùng đă nảy ra ư tưởng dùng những lá gan bị nhiễm giun để phẫu tích cơ cấu của lá gan.
Trong suốt thời gian từ năm 1935 - 1939, chỉ bằng một con dao nạo thô sơ, ông đă phẫu tích trên 200 lá gan của tử thi để nghiên cứu các mạch máu và vẽ lại thành các sơ đồ đối chiếu. Ông bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ y khoa với nhan đề "Cách phân chia mạch máu của gan".
Năm 1946, GS. Tôn Thất Tùng rời Hà Nội lên chiến khu Việt Bắc tham gia kháng chiến. Khi trở lại Hà Nội, ông nhận được tin: Vào năm 1952, GS. Lortat-Jacob ở Pháp đă thành công trong việc cắt gan "có quy phạm" bằng cách: Trước khi cắt gan, t́m và buộc tất cả các mạch máu ở ngoài gan.
Ngày 7/1/1961, tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, GS. Tôn Thất Tùng cắt thuỳ gan phải của một người bị bệnh ung thư. Ca mổ kéo dài trong 6 phút. Phương pháp này khác với phương pháp của GS. Lortat-Jacob thực hiện trước đó. GS. Tôn Thất Tùng t́m ở ngay trong gan (qua tổ chức gan bị bóp vỡ) các mạch máu và ống mật, c̣n Lortat-Jacob t́m ở ngoài gan (tại đoạn mà người ta gọi là cuống gan).

GS. Tôn Thất Tùng được đánh giá là nhà phẫu thuật tầm cỡ thế giới.
Sau đó trong ṿng 1 năm, GS.Tôn Thất Tùng cắt gan cho 50 trường hợp. Từ thành công này, năm 1963, công bố phương pháp cắt gan mới đăng trên tờ The Lancet, một tạp chí rất nổi tiếng trong ngành phẫu thuật thế giới đă gây chấn động dư luận.
Nhiều nhà phẫu thuật trên thế giới gửi thư đến Hà Nội, xin GS. Tôn Thất Tùng thêm tài liệu về phương pháp cắt gan khô hay c̣n gọi là "phương pháp Tôn Thất Tùng". "Ton That Tung's method" cũng được giới thiệu trong Bách khoa thư nội thương-phẫu thuật của Pháp; được đưa vào Tuyển chọn các tài liệu sản khoa và phẫu thuật của Mỹ. Cuốn Phẫu thuật cắt gan của GS. Tôn Thất Tùng được NXB Masson in ở Pháp, sau đó được dịch in ở Nga và ở Ư (năm 1985).
Năm 1985, Manfredi và đồng nghiệp (J Surgical Oncology) báo cáo 103 ca giải phẫu dùng phương pháp của GS. Tôn Thất Tùng, mà không có biến chứng ǵ đáng kể. Đến năm 2004, một nhóm bác sĩ Ư kết luận kỹ thuật cắt gan của nhà khoa học này là tiêu chuẩn vàng.
Trong Thư gửi từ Paris của GS DANIEL JAECK, Phó chủ tịch Hiệp hội Phẫu thuật viên quốc tế, Đại học Strasbourg, Pháp có đoạn viết nhờ các công tŕnh của giáo sư, hằng ngh́n bệnh nhân đă được phẫu thuật cắt bỏ một hoặc nhiều khối u ở gan. Phương pháp này cho phép phẫu thuật gan đạt đến mức an toàn, thích hợp với mọi h́nh thái, đại phẫu gan cũng như phẫu thuật gan hạ phân thùy. Nhờ các công tŕnh của giáo sư, các biến chứng phẫu thuật gan giảm thiểu rơ rệt và tỷ lệ tử vong giảm nhiều.
Ngày 7/5/1982, GS. Tôn Thất Tùng qua đời tại Hà Nội. Trong bài tưởng niệm vị chuyên gia - một nhà phẫu thuật lớn đă ra đi in trên tờ Témoignage (Bằng chứng), tờ báo của giới Y học
Pháp, BS J.-M. Krivine viết: "Không ai có thể thay thế được GS. Tôn Thất Tùng! Không một nhà phẫu thuật nào có tầm cỡ như ông trong thế hệ hiện nay (...). Nhưng chúng ta tin rằng ngành phẫu thuật Việt Nam sẽ tiếp tục nuôi dưỡng và phát huy nhiệt t́nh, tính nghiêm túc và trí tuệ cởi mở của bậc thầy khai sáng ấy".
VietBF@sưu tập