Vĩ tặng bạn gái 3,2 triệu nhân dân tệ (11 tỷ đồng) và trả lại khi chia tay, trong khi cô gái cho rằng anh trước đó đã ký cam kết không đòi quà.
Ngày 25/3, Tòa án nhân dân Phi Long, thành phố Quảng An, tỉnh Tứ Xuyên đã giải quyết vụ án tranh chấp nợ ồn ào, liên quan một đôi tình nhân đã chia tay.
Theo hồ sơ, tháng 4/2023, A Vĩ và Tiểu Yến gặp nhau trong chuyến du lịch và nảy sinh tình cảm, chính thức hẹn hò sau đó một tháng. Trong thời gian yêu nhau, Vĩ thường xuyên thể hiện tình cảm với Tiểu Yến bằng cách mua quà, gửi lì xì online hoặc chuyển khoản ngân hàng, tổng số tiền lên tới hơn 3,2 triệu nhân dân tệ (hơn 11 tỷ đồng). Tiểu Yến cũng tặng quà cho bạn trai, gần 500.000 tệ.
6 tháng sau, họ chia tay. Do "yêu để cưới" nhưng không thành, A Vĩ đã kiện bạn gái cũ, yêu cầu trả lại số tiền chênh lệch hơn 2,7 triệu nhân dân tệ đã hưởng lợi trong quá trình quan hệ.
Anh cho rằng số tiền tặng bạn gái 6 tháng yêu rõ ràng vượt quá mức sống bình thường và không phù hợp với khả năng tài chính cá nhân của mình. Các khoản này, theo anh thực chất là "món quà có điều kiện" nhằm mục đích duy trì mối quan hệ yêu đương hoặc kết hôn. Bây giờ do không yêu, cũng không cưới, tức không đáp ứng điều kiện tặng quà, nên Tiểu Yến phải trả lại.
Còn bị đơn khai trong suốt thời gian quan hệ tình cảm, A Vĩ đã ký một lá thư cam kết rằng tất cả tiền và tài sản trao cho cô đều là quà tặng tự nguyện và sẽ không được đòi lại. Nếu không thực hiện được lời hứa, anh ta sẽ phải trả cho Tiểu Yến 2 triệu nhân dân tệ.
Theo cô, do vi phạm lời hứa, anh ta còn phải trả thêm cho cô 2 triệu nhân dân tệ theo đúng thỏa thuận trong thư cam kết.
Hòa giải tại tòa, HĐXX cho rằng liên quan đến số tiền lớn trao tặng trong thời gian quan hệ, ý định thực sự của Vĩ là tặng một món quà có điều kiện nhằm mục đích duy trì mối quan hệ hoặc kết hôn.
Quà tặng có điều kiện chỉ có hiệu lực khi các điều kiện kèm theo được đáp ứng. Nếu không đáp ứng được các điều kiện kèm theo, quà tặng sẽ không có hiệu lực pháp lý và phải trả lại.
Dựa trên hành vi khách quan của cả hai bên như trò chuyện trên WeChat, ghi chú chuyển tiền và số tiền thanh toán, số tiền chuyển lớn hơn có thể xác định rằng việc chuyển tiền từ Vĩ sang Yến là vì mục đích kết hôn. Do đó, theo tòa, số tiền nên được coi là quà có điều kiện.
Hiện tại hai bên đã chia tay và các điều kiện không còn được đáp ứng, Tiểu Yến vẫn sở hữu số tiền liên quan là không hợp lý.
Châu gặp rắc rối khi đăng mã QR tài khoản ngân hàng lên Facebook để nhận "quà sinh nhật" nhưng nay có người đòi lại tiền vì chuyển xong thấy cô có bạn trai rồi nên "hối hận". 12
Song trong số tiền này, có hai khoản có nội dung chuyển khoản là "1314" và "520". Hai dãy số này, do khi phát âm có sự tương đồng với cụm từ "yêu trọn đời trọn kiếp, tôi yêu em", nên có ý nghĩa đặc biệt trong văn hoá Trung Quốc và đã thành một biểu tượng tình yêu lâu dài và vĩnh cửu.
Tòa do đó cho rằng, hai lần chuyển khoản với nội dung trên là khoản chi tiêu để thể hiện tình cảm thông thường, phổ biến. Vì thế, chúng được coi là quà tặng chung, Tiểu Yến không cần phải trả lại.
Về văn bản thỏa thuận mà Tiểu Yến đề cập, do không thỏa mãn tính pháp lý của quan hệ vay nợ, vi phạm trật tự công cộng và đạo đức xã hội nên được coi là thỏa thuận vô hiệu.
Sau khi được Tòa hòa giải, hai bên đã tự nguyện đạt được thỏa thuận: Tiểu Yến chỉ cần trả lại 800.000 nhân dân tệ cho A Vĩ.
"Tình yêu không phải là một bài toán số học, nhưng các giao dịch kinh tế đòi hỏi sự sòng phẳng", vị thẩm phán phụ trách vụ kiện nói và cho biết hành vi kinh tế trong tình yêu phải được thực hiện một cách chân thành và theo đúng pháp luật.
Các cặp đôi được khuyến khích duy trì sự độc lập tương đối về tài chính trong suốt mối quan hệ và giữ lại biên lai cần thiết cho các giao dịch tài chính lớn. Đây vừa là sự tôn trọng mối quan hệ vừa là sự bảo vệ quyền và lợi ích của chính họ. Khi một mối quan hệ kết thúc, các tranh chấp tài chính cần được giải quyết một cách thỏa đáng và chính trực để cuộc chia tay được diễn ra trong danh dự.
VietBF@sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam
|