R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
Gạo Việt Nam giảm giá v́ "nhân tố" Myanmar
Myanmar vừa bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo và dự kiến sẽ xuất khẩu khoảng nửa triệu tấn gạo cấp thấp trong năm nay. Động thái này, cùng với chính sách đẩy mạnh bán gạo tồn kho từ Thái Lan, Pakstan và dự báo sắp tới là Ấn Độ đang gây sức ép lên giá gạo Việt Nam…
Hiệp hội Lúa gạo Myanmar (MRIA) cho biết lệnh cấm xuất khẩu gạo từ 24.2.2011 vừa được Chính phủ nước này dỡ bỏ. Kể từ tháng 5 này, dự kiến thị trường gạo thế giới sẽ tiếp nhận thêm khoảng 500.000 tấn gạo của Myanmar với mức giá cạnh tranh hơn hẳn so với bất kỳ giá gạo của quốc gia xuất khẩu nào. Nhiều dự báo cho thấy, các nước thu nhập thấp ở châu Phi, và kể cả Iraq, Philippines sẽ t́m đến Myanmar mua gạo thay v́ Việt Nam, Thái Lan hay Pakistan như các tháng đầu năm nay.
Xuất khẩu thêm khó
Một số doanh nghiệp ngưng mua thêm gạo do xuất khẩu khó khăn. Trong ảnh: Kho chứa chuẩn bị gạo cho xuất khẩu. Ảnh: Lê Hoàng Yến
Sau khi Myanmar có quyết định xuất khẩu gạo trở lại, giá gạo thế giới giảm ngay tức th́. Gạo 25% tấm của Thái Lan giảm khoảng 5% c̣n 440 USD/tấn, Việt Nam c̣n 430- 435 USD, trong khi của Pakistan khoảng 450 USD...
Ông Huỳnh Công Thành, giám đốc công ty Lương thực TP.HCM thừa nhận đang gặp khó khăn kư các hợp đồng mới do giá gạo xuất khẩu giảm. Không chỉ gạo cấp thấp giảm giá, gạo 5% ở mức 470- 475 USD/tấn cho dù đă giảm trên dưới 10 USD so với hồi tháng 4 năm nay cũng rất khó bán.
Ngoài Myanmar, từ đầu năm đến nay, chính sách hạ giá nhằm đẩy hàng tồn kho của Thái Lan cũng gây nhiều khó khăn cho giá gạo Việt Nam. Một nguồn tin từ doanh nghiệp xuất khẩu cho biết, trong quư 1 năm nay, doanh nghiệp Thái Lan nẫng tay trên khá nhiều hợp đồng bán gạo của Việt Nam tại thị trường Indonesia và Philippines.
“Họ hạ giá đến mức không thể thấp hơn cốt để giành bằng được hợp đồng, trong khi giá lúa gạo nội địa của ḿnh quá cao nên doanh nghiệp không thể hạ giá bán được. Thế là mất hợp đồng”, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu nói.
Giá trong nước sẽ tiếp tục giảm
Chiều 19.5, giá lúa đông xuân ở các tỉnh ĐBSCL xuống mức thấp nhất kể từ đầu vụ, c̣n 5.700-5.800 đồng/kg; giá gạo lức làm nguyên liệu xuất khẩu giảm 400 - 500 đồng/kg, c̣n 7.800-7.900 đồng. Một số thương lái cho hay, khoảng hơn một tuần nay, nhiều doanh nghiệp ngưng mua gạo.
“Lăi suất vay cao, hợp đồng mới chưa kư được nên lúc này chúng tôi cân nhắc mua lúa gạo dự trữ”, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu nói.
Theo hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong số hơn 4 triệu tấn gạo có hợp đồng, lũy kế xuất khẩu từ đầu năm đến giữa tháng 5.2011 đạt 2,746 triệu tấn, trị giá 1,3 tỉ USD. Hiện nay, các tỉnh ĐBSCL thu hoạch xong lúa đông xuân và đang gieo sạ vụ hè thu. Việc giá gạo xuất khẩu và nội địa đang có xu hướng giảm và dự báo kéo dài sang vụ hè thu, chắc chắn sẽ gây nhiều khó khăn cho nông dân.
Nhận định thị trường xuất khẩu gạo vụ hè thu, ông Phạm Quang Diệu, chuyên gia công ty cổ phần phân tích và dự báo thị trường Việt Nam (Agromonitor) cũng cho biết, quư 1 năm nay quyền lực của thị trường nằm trong tay nguồn cung - nông dân, nhưng rất có thể đến cuối quư 2 và đầu quư 3, quyền lực sẽ lại chuyển sang tay doanh nghiệp. Theo ông Diệu, thị trường các tháng cuối năm sẽ khó khăn, một phần do chất lượng lúa gạo thấp, phần v́ có nhiều nước đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là khi Ấn Độ tham gia thị trường.
“Kịch bản giá lúa sẽ thế nào khi tháng 6 trở đi xuất khẩu không thuận lợi trong khi lượng hàng quá dồi dào? Đây rất có thể là một sự dịch chuyển có nhiều khả năng phải trả giá đắt, nhưng lúc đó không phải doanh nghiệp chịu thua thiệt mà sẽ là nông dân”, ông Diệu dự báo thêm.
Hoàng Bảy
SGTT
|