Mỹ đang tiến hành sự thay đổi trong trọng tâm an ninh châu Á của họ từ Đông Bắc Á sang Đông Nam Á, trong khi khẳng định rằng, chính sách này dựa trên nỗ lực cùng làm việc với Trung Quốc thay v́ đối đầu.
Cùng lúc đó, chính phủ Trung Quốc đă quyết định áp dụng công khai sự quả quyết hơn bao giờ hết trong chính sách Biển Đông, có lẽ là nỗ lực để chứng tỏ rằng, Mỹ không thích hợp trong khu vực.
Vào ngày 26/5, các tàu tuần tra của Trung Quốc đă cố t́nh cắt cáp địa chấn của một tàu thăm ḍ Việt Nam khi tàu này tiến hành khảo sát trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lư của Việt Nam và cách đảo Hải Nam của Trung Quốc hàng trăm hải lư.
Để cắt cáp nằm sâu dưới mặt nước 30 mét, tàu Trung Quốc có thể được trang bị thiết bị đặc biệt.
Một hành động gây hấn?
Phản ứng chính thức của Trung Quốc có rất ít nỗ lực tháo gỡ nghi ngờ hay làm dịu căng thẳng. Để nhấn mạnh sự không khoan nhượng, người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 28/5 đă có tuyên bố đăng trên trang web của bộ này: "Trung Quốc giữ một vị trí nhất quán và rơ ràng về vấn đề Biển Đông. Hành động của các cơ quan Trung Quốc là hoạt động giám sát và thực thi hàng hải thường xuyên ở vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc. Trung Quốc cam kết ḥa b́nh và ổn định ở Biển Đông. Chúng tôi sẵn sàng nỗ lực cùng với các bên liên quan t́m kiếm giải pháp thích hợp cho tranh chấp liên quan và tuân thủ Tuyên bố về cách hành xử của các bên ở Biển Đông, nhằm bảo vệ sự ổn định của Biển Đông một cách thực sự".
Trong cuộc họp cuối tuần, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam đă khẳng định: "Đây hoàn toàn không phải khu vực tranh chấp, càng không thể nói là khu vực do Trung Quốc quản lư. Trung Quốc đang cố t́nh làm cho dư luận hiểu nhầm khu vực không có tranh chấp thành khu vực có tranh chấp. Trung Quốc đă đi ngược lại nhận thức chung của lănh đạo cấp cao hai nước. Trung Quốc kêu gọi giải pháp ḥa b́nh nhưng hành đông của họ đang làm phức tạp t́nh h́nh ở Biển Đông".
Tàu Hải giám 84 của Trung Quốc. Ảnh: peopledaily
Hành động của các tàu Trung Quốc đă được ghi lại trong cuốn băng video khoảng hai phút rưỡi từ phía tàu Việt Nam, làm nhắc lại một cuộc tranh căi hàng hải xảy ra năm ngoái: Đó là ở Senkaku (tiếng Nhật) mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, khi tàu cá Trung Quốc va chạm với hai tàu của Lực lượng Pḥng vệ Bờ biển Nhật Bản.
Năm ngoái, Mỹ đă đứng về phía Nhật Bản khi tuyên bố rằng Senkakus được bảo đảm bởi một hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. Vụ việc xảy ra đă thu hút sự chú ư cao độ v́ Mỹ đă tuyên bố "trở lại châu Á" gồm cả vấn đề an ninh hàng hải. Động thái của Mỹ được thể hiện rơ ràng bởi tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton rằng, Mỹ có "lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, tiếp cận cởi mở với vùng biển chung của châu Á và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông".
Tuy nhiên, năm 2011, dường như Mỹ đă có sự khác biệt.
Ngày 31/5, Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell có bài phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, ông đă có cơ hội để chỉ trích Trung Quốc về những hành động gây hấn mới nhất mà họ gây ra ở Biển Đông, nhưng ông không làm vậy.
Khi một phóng viên Malaysia hỏi, liệu Mỹ có "bất kỳ thái độ" nào về các vụ việc mới xảy ra, Campbell trả lời:
"Hầu như mỗi tuần chúng ta đều chứng kiến những vụ việc tương tự, giữa các tàu đánh cá, giữa các tàu khoa học, tàu thăm ḍ...hay đại loại vậy. Chính sách chung của chúng tôi vẫn như thế. Chúng tôi không khuyến khích sử dụng vũ lực hay đe dọa trong những trường hợp như thế. Chúng tôi muốn chứng kiến tiến tŕnh đối thoại. Chúng tôi thường xuyên liên hệ chặt chẽ với các nước có liên quan tới Biển Đông và chúng tôi muốn tiếp tục điều này".
Tại Kuala Lumpur, Đô đốc Robert Willard - Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái B́nh Dương Mỹ - cũng sử dụng cách diễn đạt tương tự khi thảo luận về hành xử gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông: "Mỹ không đứng về phía nào trong một cuộc tranh chấp", ông Willard nói. '' Đó là cam kết mạnh mẽ để thấy rằng các bên tranh chấp gải quyết vấn đề ḥa b́nh và thông qua hội đàm, không đối đầu trên biển hay trên không".
Toan tính bề trên
Cùng lúc đó, Philippines đă phản đối về "sáu hoặc bảy" vụ xâm nhập trong ít tháng qua của tàu thuyền Trung Quốc ở khu vực tranh chấp quanh quần đảo Trường Sa, và trong một trường hợp là lân cận Palawan - nơi dường như không nằm ở khu vực tranh chấp.
Tất cả các động thái trên diễn ra trong một bối cảnh khá quan trọng: đó là cuộc gặp các bộ trưởng quốc pḥng châu Á tại Shangri La ở Singapore. Cuộc gặp này năm ngoái đă trở thành một "điểm nóng" sau vụ việc tàu Cheonan khi Mỹ và Hàn Quốc bày tỏ sự bất b́nh với Trung Quốc, châu Á cũng thể hiện thái độ không bằng ḷng với Trung Quốc, và Trung Quốc tức giận Mỹ v́ sự can thiệp trong các mối quan hệ tại châu Á.
Năm nay, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Robert Gates đă tham dự. Trung Quốc th́ lần đầu tiên cử Bộ trưởng Quốc pḥng tham dự hội nghị này. Cả hai bên dường như đă cố chứng tỏ rằng, quan hệ Mỹ - Trung và những trao đổi quân sự đă trở lại đúng hướng sau một thời kỳ căng thẳng ở năm trước.
Toan tính "bề trên" của Trung Quốc với Việt Nam và Philippines dường như là dấu hiệu cho thấy, họ muốn coi Biển Đông là lănh địa của ḿnh, và tuyên bố rằng, Mỹ không có chỗ đứng trong khu vực.
''Đa phương hóa" hay "quốc tế hóa" vấn đề Biển Đông, đặc biệt với sự tham gia của Mỹ, là điều mà Trung Quốc "ghét cay ghét đắng", Bắc Kinh quả quyết đi theo con đường thảo luận song phương.
Trong tháng 5, ông Lương Quang Liệt đă thực hiện chuyến công du tới Đông Nam, thăm các nước Singapore, Philippines, và Indonesia. Một điều có thể nhận thấy rằng, mục đích quan trọng trong chuyến đi của ông Lương là để thể hiện rằng, sự "dính líu" của Trung Quốc với Đông Nam Á (lợi hay hại) là vấn đề duy tŕ ư chí và khả năng quốc gia mà chính phủ Mỹ - vốn đang ch́m ngập trong nợ đọng, sụt giảm ngân sách viện trợ nước ngoài và phần nào quá tải về quân sự - có thể khó sánh được.
Trung Quốc xem ra hy vọng cách ứng xử mà họ cố phô diễn với Việt Nam sẽ xua đi mọi ảo tưởng rằng ASEAN cùng giải quyết vấn đề sẽ thay đổi hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
C̣n tiếp....
* Thụy Phương (lược dịch từ atimes)