Bất kỳ suy luận nào về việc biến Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) thành khối tương tự như NATO phương Đông đều không có căn cứ, SCO không thể biến thành liên minh quân sự mặc dù hợp tác quân sự giữa các thành viên đang được củng cố, Nhật báo Nhân dân của Đảng Cộng Sản Trung Quốc viết.
Hội nghị SCO
Tờ báo này chú ư đến những quan điểm phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ và trong giới chuyên gia về khả năng biến SCO thành khối tương tự như NATO.
Những tài liệu của SCO không bao gồm những trách nhiệm quân sự lẫn nhau giữa các nước thành viên, c̣n Tổng thư kư của SCO phản đối công khai khả năng biến SCO thành liên minh quân sự. Đại sứ Nga tại Trung Quốc, Sergei Razov cũng bác bỏ lư luận cho rằng SCO là một “liên minh chống NATO”.
Trong khi đó, đảm bảo an ninh khu vực là sứ mệnh quan trọng của SCO, Nhật báo Nhân dân Trung Quốc cho biết. SCO được thành lập để đấu tranh với những thách thức chung như chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan. Trong 10 năm qua, SCO đă tiến hành hơn 10 cuộc tập trận chống khủng bố, thực hiện những hoạt động chung chống buôn bán ma túy và tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. SCO cũng đă mở ra những hướng phát triển hợp tác mới như chống rửa tiền và đảm bảo an toàn cho các hoạt động quốc tế lớn.
Trong lịch sử phát triển 10 năm qua, SCO vẫn gặp phải những vấn đề khó khăn của an ninh khu vực. Tháng 5/2011, các thành viên và quan sát viên của SCO đă tiến hành cuộc tập trận chung chống khủng bố tại Trung Quốc. Đây là cuộc tập trận nhằm nâng cao tính sẵn sàng thực hiện các hoạt động chung chống khủng bố của các cơ quan luật pháp và an ninh của tất cả các nước thành viên.
Đây là cuộc tập trận đầu tiên của SCO sau khi lực lượng đặc nhiệm Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden. Tiêu diệt một tên khủng bố không thể xóa hết được mối đe dọa khủng bố. Ngược lại, t́nh h́nh tại Trung Á và những khu vực lân cận ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Chủ nghĩa khủng bố quốc tế đang được tổ chức lại và xuất hiện nhiều khuynh hướng hoạt động mới, khuynh hướng “nội địa hóa” hoạt động của các tổ chức khủng bố tại Trung Á đang gia tăng.
Mỹ và các nước thành viên NATO chuẩn bị rút quân khỏi Afghanistan sau năm 2014, tương lai đảm bảo an ninh tại Afghanistan ngày càng trở nên mơ hồ hơn. Việc những phần tử khủng bố thâm nhập vào phía Bắc Afghanistan và thậm chí cả những quốc gia lân cận của khu vực Trung Á là mối đe dọa đối với an ninh các nước trong khu vực.
Ngoài ra, các nước Trung Á có mối liên hệ văn hóa và kinh tế mật thiết với khu vực Trung Đông, t́nh h́nh nội bộ của những nước này cũng đang rất tồi tệ.
Hiện nay, hợp tác quân sự trong khuôn khổ SCO được củng cố không ngừng, diễn ra không chỉ ở cấp độ h́nh thành cơ chế tiến hành các cuộc tập trận chung đều đặn chống khủng bố mà những cơ sở cho cơ chế hợp tác chống khủng bố cũng được xây dựng.
Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đă kết thúc ngày 15/6 tại thủ đô Astana (Kazakhstan) với việc ra Tuyên bố chung khẳng định sau 10 năm thành lập, SCO hiện đă trở thành một cơ chế hợp tác hiệu quả trong nhiều lĩnh vực.
Ngoài Tuyên bố Astana, Hội nghị cũng đă chuẩn y sách lược và chương tŕnh chống khủng bố của SCO thời kỳ 2011-2016, kư văn bản về điều kiện kết nạp thành viên mới và hiệp định hợp tác trong lĩnh vực y tế.
SCO hiện có sáu nước thành viên gồm Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan, bốn nước quan sát viên gồm Ấn Độ, Iran, Mông Cổ và Pakistan cùng hai nước đối tác-đối thoại là Belarus và Sri Lanka.
P.Thảo (Theo RIA