Hơn nửa thế kỷ trước, ngày 21/7/1954… - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 07-21-2011   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Hơn nửa thế kỷ trước, ngày 21/7/1954…

Nh́n lại lịch sử, hậu thế luôn có thể đặt ra vô vàn thắc mắc và tiếc nuối. Dẫu biết rằng “ với một chữ “nếu”, người ta có thể nhét cả Paris vào một cái chai”, nhưng cũng không thể ngăn cản các thế hệ ngày nay hỏi: Tại sao lại như thế? Có cách nào tốt hơn không? Câu chuyện Hiệp định Geneva chia cắt đất nước năm 1954 đă làm nảy sinh ra những câu hỏi như vậy.

Ông Lư Văn Sáu, nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền h́nh Việt Nam, vốn là cán bộ Ủy ban Liên hợp Đ́nh chiến Liên khu V giai đoạn “hậu Geneva”. Ở cương vị của ḿnh, ông đă chứng kiến gần như toàn bộ bối cảnh xă hội thời gian ấy – những cảm xúc buồn vui, âu lo, thắc mắc, và cả nỗi đau chia cắt. “Hiệp định Geneva đến với đồng bào Liên khu V giữa lúc bà con đang phấn khởi, tinh thần chiến đấu và khí thế của nhân dân rất cao” – ông Sáu kể lại trong một bài viết hồi tưởng về những ngày đầu thực hiện Hiệp định Geneva. “Tuy nhiên, ngay cả chúng tôi, những cán bộ của Liên khu, cũng không có trong tay bản Hiệp định này, chỉ được thông báo những nét chính. C̣n đối với đồng bào, sự hiểu biết c̣n sơ lược hơn nữa”. (*)

Trong bối cảnh thiếu thông tin như vậy, một cuộc chạy đua trong tuyên truyền đă bắt đầu để vận động quần chúng “ra sức đấu tranh để thực hiện tổng tuyển cử tự do trong toàn quốc, đặng thống nhất nước nhà” như lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Được biết về thời hạn hai năm sẽ tổ chức tổng tuyển cử rồi, nhưng bà con vẫn rất lo lắng trước một tương lai bất định. Câu hỏi lớn nổi lên là tại sao phải chia cắt đất nước, tại sao phải tập kết, tại sao Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa không tận dụng lợi thế sau chiến thắng Điện Biên Phủ?

Đă có nhiều người băn khoăn như thế - ông Lư Văn Sáu viết - “nhưng rồi tự nói với nhau rằng: Trung ương hiểu hơn chúng ta, Liên Xô, Trung Quốc hiểu hơn chúng ta, những người “anh lớn” tán thành như vậy là cần thiết, không nên thắc mắc. Tuyệt nhiên không có một ai cho rằng ta “buộc” phải kư Hiệp định v́ đă “kiệt quệ v́ chiến tranh” và “không c̣n đủ sức để tiếp tục chiến đấu””.

Sau một cuộc chiến 3.000 ngày…

Hội nghị Geneva khai mạc chỉ một ngày sau khi tập đoàn cứ điểm của Pháp ở Điện Biên Phủ thất thủ. Ngay cả cho đến bây giờ, nhiều người vẫn thắc mắc v́ sao Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa không nhân đà chiến thắng mà đấu tranh trên bàn đàm phán để giành được một nước Việt Nam độc lập, thống nhất?

Theo số liệu do Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị công bố, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, bộ đội Việt Nam đă tiêu diệt, làm bị thương và bắt sống 16.200 lính Pháp và quân quốc gia (trong đó phần lớn là những người thuộc phía bên kia), chiếm chưa đầy 4% tổng binh lực Pháp - quân quốc gia ở Đông Dương. Quân Pháp vẫn c̣n tới hơn 330.000 lính, trong khi bộ đội chủ lực của Việt Nam chỉ có 290.000, đó là chưa tính số thương vong trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ.

Một ư kiến khác từ chính Tướng Navarre - Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương - cho rằng Việt Minh dồn hết sức vào chiến dịch Điện Biên Phủ và đă kiệt quệ sau chiến thắng. Navarre nói lính Pháp chết khoảng 1.500 người, 4.000 người bị thương, trong khi phía Việt Minh mất 10.000 người, 15.000 người bị thương.

Những con số thống kê này nói lên một khả năng là, sau một cuộc chiến 3.000 ngày, “tuy ta thắng lớn, tinh thần quyết chiến quyết thắng đang dâng cao, nhưng do dốc toàn lực cho trận Điện Biên Phủ nên sức lực của bộ đội ta đă phần nào mỏi mệt”, theo nhận định của Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà (tạp chí Lịch sử Quân sự Việt Nam). Đó là chưa kể, sau lưng Pháp c̣n có Mỹ, lúc đó đă hỗ trợ cho Pháp và sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương để ngăn cản ảnh hưởng của khối XHCN tại đây.

Một khó khăn lớn khác cho Việt Nam là các cuộc đàm phán Geneva không diễn ra song phương giữa Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Pháp như thời 1945, mà đă bị quốc tế hóa theo vấn đề Đông Dương. Trong các cuộc thương lượng đó, Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa chỉ là một nước nhỏ.

Đơn độc Việt Nam Quốc gia

Phái đoàn Việt Nam Quốc gia, mặc dù đại diện cho một chính quyền do Pháp dựng lên và được phương Tây công nhận, nhưng đă đến Geneva với một vị thế có vẻ như nhạt nḥa. Do được Pháp dựng lên nên họ khó mà tránh khỏi việc bị động theo Pháp. Chiều 20 tháng 7, Trưởng đoàn Liên Xô Molotov tổ chức họp tại biệt thự riêng, đă không mời đại diện phía Mỹ và phái đoàn Bảo Đại. Tại cuộc họp này, Pháp và các nước lớn quyết định việc chia cắt Việt Nam và ấn định thời điểm tổng tuyển cử, mà không đếm xỉa ǵ tới cái chính quyền mà chính Pháp đă dựng lên.

Hay tin này, Bộ trưởng Ngoại giao của Việt Nam Quốc gia, bác sĩ Trần Văn Đỗ, đă đứng lên nghẹn ngào phản đối giữa Hội nghị, không chấp nhận chia cắt đất nước ở bất cứ đâu. Nhưng cho dù Việt Nam Quốc gia có phản đối, th́ mọi sự vẫn diễn ra như chúng ta đă biết.

Đất nước chia hai miền. Ông Lư Văn Sáu kể lại chuyện ở Liên khu V ngày ấy trong những ḍng cảm động: “… Có những cặp thanh niên nam nữ vội tổ chức đám cưới “cho kịp ngày tập kết” rồi ngồi nắm tay nhau trên bến tàu Quy Nhơn, thức suốt cả đêm sau lễ cưới trước lúc người chồng, hoặc người vợ, lên tàu. Người ta nói với nhau trong nụ cười, trong nước: chờ nhau, hai năm nhé! Hai năm thôi, có bao lâu! Suốt dọc đường ta chuyển quân, đồng bào treo cờ đỏ sao vàng, đỏ rực như một lời nguyền măi măi giữ ngọn cờ này trong ḷng ḿnh”.

Không ai trong những con người ấy nghĩ rằng cuộc chiến sẽ kéo dài, không phải hai năm mà 21 năm.

Với tất cả những cái “giá như…”

Một số người sau này đặt vấn đề: Giá như hai miền Việt Nam có thể đoàn kết làm một khối để tăng sức mạnh. Giá như Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa có những cuộc vận động hành lang, đàm phán và thỏa hiệp trực tiếp với Pháp để gạt bỏ sự can thiệp của tất cả các phe phái khác.

Nhưng điều đó là bất khả v́ nhiều lẽ. Trước hết là những hạn chế về kinh nghiệm ngoại giao. Theo nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao Nguyễn Phúc Luân, chúng ta đă “quá tin tưởng vào nước bạn, để bạn chi phối cả diễn đàn. Thậm chí đoàn ta chưa chủ động tiếp cận với đối phương, cho đến khi ở nhà nhắc nhở Trưởng đoàn Việt Nam mới gặp Mendès-France (ngày 13 tháng 7)”.

Thêm vào đó là sự khó khăn trong công tác thông tin liên lạc. Do kỹ thuật không cho phép, toàn bộ việc liên lạc của phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đều phải thông qua hệ thống điện thoại của Trung Quốc, điều này cản trở mọi sự phối hợp ra bên ngoài hoặc liên hệ về nước.

Cuối cùng, Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, mâu thuẫn ư thức hệ giữa hai khối đang sâu sắc. Ảnh hưởng của các cường quốc lên kết quả đàm phán là điều không thể tránh khỏi.

Nói cách khác, trước sức ép của các nước lớn, cả hai miền Việt Nam đều đă không thể đấu tranh cho một tương lai chung của dân tộc.

Không thay đổi được lịch sử, nhưng chúng ta có thể lấy từ câu chuyện Geneva nhiều bài học có giá trị. Chẳng hạn, cần phải hết sức tích cực, chủ động, vừa hợp tác vừa đấu tranh trong quan hệ với nước lớn. Với bài học này rút ra từ Hội nghị Geneva, Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa đă bước vào bàn đàm phán trực tiếp với Mỹ tại Hội nghị Paris 1973, nơi chúng ta phối hợp kết quả đấu tranh trên cả mặt trận ngoại giao lẫn quân sự, và tranh thủ rất tốt dư luận quốc tế. Có nhà nghiên cứu đă gọi việc kết hợp hợp tác và đấu tranh là “một phong cách linh hoạt đặc sắc của ngoại giao Việt Nam”.

Tuy nhiên, bài học lớn nhất có lẽ là: không thể mơ hồ về động cơ, mục đích của mỗi nước lớn trên bàn cờ quốc tế; và khi phải lựa chọn, chỉ có thể đặt lợi ích dân tộc lên cao nhất. (Thực tế cho thấy các quốc gia ở Hội nghị Geneva đều đă làm như vậy. Chính v́ thế mà đồng minh của chúng ta trong khối XHCN lại trở thành trung gian đàm phán giữa hai khối và áp đặt số phận đất nước ta).

Hơn nửa thế kỷ sau Hiệp định Geneva, bài học lớn ấy vẫn c̣n nguyên tác dụng nhắc nhở: Lợi ích dân tộc (độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lănh thổ) là giá trị bất biến, là ngọn cờ để huy động người dân Việt Nam góp phần trong mỗi dự án tương lai chung của đất nước.


---

(*) Tư liệu trong cuốn "Hiệp định Geneva - 50 năm nh́n lại", Bộ Ngoại giao và Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2004
Được đăng bởi Đoan Trang vào lúc 09:22

trangridiculous.blog spot.com
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	11
Size:	3.8 KB
ID:	302460
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC6

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 14:49.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05931 seconds with 12 queries