Nhà Hán học Nguyễn Tôn Nhan từng nói rằng những lần xuống quận 5, TP.HCM, qua con đường Lương Nhữ Học là ông "bực cả người".
"Như Hộc" thành "Nhữ Học"
Nhà Hán học Nguyễn Tôn Nhan từng nói rằng những lần xuống quận 5, TP.HCM, qua con đường Lương Nhữ Học là ông "bực cả người". Nguyên nhân là v́ trong lịch sử không có ai tên này cả, mà chỉ có Lương Như Hộc.
Theo
Khâm định Việt sử Thông giám cương mục và
Đại Việt sử kư toàn thư th́ Lương Như Hộc (1420 - 1501), tự Tường Phủ, hiệu Hồng Châu, là danh sĩ, quan nhà Hậu Lê. Ông là người hai lần đi sứ nhà Minh và đă có công truyền lại nghề khắc bản gỗ in cho dân làng Liễu Tràng, Hồng Lục quê ông (Hải Dương ngày nay) và được tôn xưng là "ông tổ nghề khắc ván in".
Chữ "Hộc" của ông nghĩa là "hồng hộc", loài ngỗng trời bay trên cao, tượng trưng cho chí lớn. Những người khắc tên đường có lẽ cho rằng "Hộc" không có nghĩa nên đổi thành "Học" mới đúng (?!).
"Quốc Dụng" thành "Quốc Dung"
Lên quận Phú Nhuận có đường mang tên Trương Quốc Dung. Trong lịch sử nước ta chỉ có danh nhân Trương Quốc Dụng (1797 - 1864). Ông là nhà thiên văn, nhà văn, nhà sử học nổi tiếng, đậu tiến sĩ năm 1829, làm quan qua 3 triều Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. Ông là nhà thiên văn học uyên bác, am tường lịch cổ và tây lịch, có công truyền dạy, chấn hưng khoa làm lịch Việt Nam thời Nguyễn.
Đường Trương Quốc Dung lẽ ra phải là Trương Quốc Dụng
Sách
Đại Nam Thực lục Chính biên Liệt truyện chép về ông: "Quốc Dụng là người trầm tĩnh, dẫu làm quan chưa từng rời quyển sách, người đều duy tôn là học rộng. Tương truyền là nhà làm lịch bị thất truyền. Quốc Dụng quản lĩnh Khâm thiên giám hằng ngày truyền dạy cho mới nối được nghề học ấy".
Người xưa đặt tên đều có hàm ư, như "Quốc Dụng" nghĩa là có ích cho nước, thế mà bây giờ người ta lại đổi tên ông ra "Quốc Dung" chẳng có nghĩa ǵ cả. Đường Trần Khắc Chân cũng nằm ở Phú Nhuận mà đúng ra phải là Trần Khát Chân (1370 - 1399), danh tướng triều Trần.
Ở quận 1 có đường Sương Nguyệt Ánh. Kỳ thực phải là Sương Nguyệt Anh mới đúng. Bà tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Khuê (1864 - 1921), là con thứ 5 của cụ đồ Nguyễn Đ́nh Chiểu. Bà làm chủ bút tờ
Nữ giới chung, tờ báo phụ nữ đầu tiên xuất bản ở Sài G̣n năm 1918 (nghĩa là
tiếng chuông của giới nữ). Những người đặt tên đường đă "hào phóng" tặng thêm dấu sắc lên tên của bà.
Tên của bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ đầu tiên của Việt Nam...
... cũng bị sửa chữa
Tên của kỹ sư Kha Vạng Cân (1908 - 1982), nguyên chủ tịch Ủy ban Hậu cần Sài G̣n, bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ đầu tiên của nước ta, được đặt cho con đường dài nhất quận Thủ Đức. Có điều người ta ngắt bớt chữ "g", thành Kha Vạn Cân.
Chuyện tên tuổi các bậc tiền bối bị lớp hậu sinh "sửa chữa" đă kéo dài nhiều năm. Những cái tên sai ấy hiện diện không chỉ trên tên đường mà c̣n trong trường học, hồ sơ giấy tờ... Có nhiều đợt tuyên truyền học sử qua tên danh nhân trên các con đường, nhưng cái sai ch́nh ́nh ai cũng thấy th́ lại không sửa.
Theo Bee