R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
Cơm không rau như đau không thuốc
Từ lâu người ta đã thường nói: “Ăn uống không rau như đau không thuốc”, ý muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của rau quả đối với đời sống con người.
Rau giúp nhuận tràng, lợi tiêu hóa
Qua các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong rau xanh có các thành phần dinh dưỡng thiết yếu như: protein, lipit, gluxit, vitamin, chất khoáng, chất vi lượng…Vì thế trong khẩu phần ăn hằng ngày, nếu ăn đầy đủ rau xanh sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
Hầu hết các loại rau xanh đều chứa nhiều chất xơ (xenlulô) có tác dụng kích thích sự co bóp của dạ dày, ruột và tăng cường tiết dịch tiêu hóa, tăng cường tiết mật, làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Nhiều loại rau quả có chứa thành phần đặc biệt là chất tinh dầu thơm và a-xít hữu cơ như hành, tỏi, gừng, có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường tiết dịch, nâng cao khả năng miễn dịch trong cơ thể. Vào mỗi buổi sáng, uống một ly nước trái cây sẽ giúp cơ thể tăng cường khả năng trao đổi chất. Do có nhiều chất xơ nên hầu như các loại nước rau quả đều có tác dụng lợi đại tiện, thích hợp cho người hay bị táo bón.
Ảnh minh họa.
Trong bữa ăn hằng ngày, chúng ta thường xuyên sử dụng nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như cá, thịt, trứng, nội tạng động vật… là những thực phẩm chứa khá nhiều lưu huỳnh và phốt pho nên trong quá trình trao đổi chất, trong cơ thể xuất hiện tình trạng nhiều a-xít, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Trong khi đó, rau xanh chứa nhiều nguyên tố vi lượng như kali, natri, canxi, magiê, nên cơ thể xuất hiện nhiều hoạt chất tính kiềm. Vì vậy, ăn nhiều rau xanh có thể giúp cân bằng giữa a-xít và kiềm trong cơ thể, có lợi nhiều cho sức khỏe.
Phòng bệnh ung thư
Trong rau xanh có nhiều chất giúp phòng ngừa ung thư. Ví dụ trong củ cải và cà rốt có hoạt chất giúp cơ thể tăng ba lần khả năng diệt tế bào ung thư. Hầu hết các loại rau xanh đều chứa vitamin C, mà vitamin C có tác dụng giúp loại bỏ chất Nitramine độc hại của thực phẩm hình thành trong đường ruột gây ung thư. Nếu ăn nhiều bí đỏ, rau diếp, giá đỗ, đậu Hà Lan hoặc các loại rau dạng củ như củ cải, có thể giúp phân giải loại chất độc hại dẫn đến ung thư kể trên phát triển trong cơ thể.
Chất xơ trong rau xanh cũng có tác dụng ngừa ung thư. Khi trong cơ thể không đủ chất xơ sẽ dẫn đến táo bón, kéo dài thời gian thải chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Nếu bữa ăn hằng ngày chủ yếu là thực phẩm chứa nhiều protein và lipit, thì hàm lượng cholesterol trong những thực phẩm đó cũng khá cao, dễ dẫn đến hình thành chất gây ung thư dạ dày, ruột. Việc ăn nhiều rau xanh có thể giúp giảm bớt thời gian cặn bã tích tụ trong đường tiêu hóa, làm giảm khả năng gây ung thư.
Chống lão hóa
Trong rau xanh có nhiều hợp chất chống ôxy hóa, có tác dụng chống lão hóa, giúp cơ thể trẻ lâu, da mặt mịn màng. Đồng thời còn giúp giải độc, thải độc – cơ thể chúng ta ít nhiều đều tích tụ những độc tố chưa được tiêu hóa và phân giải, rau xanh sẽ có tác dụng phân giải những độc tố tích tụ trong cơ thể ấy và thải ra ngoài.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần lưu ý: khi bị tiêu chảy, hạn chế ăn rau xanh, do trong rau xanh có thành phần nitrat – bình thường thành phần này không độc, nhưng khi bị rối loạn tiêu hóa, chất toan trong dạ dày tiết ra ít, nitrat làm cho vi khuẩn trong đường ruột phát triển nhanh nên ăn rau xanh sẽ dễ bị ngộ độc; không nên chỉ ăn riêng rau xanh khi bụng đang đói - tuy ăn rau xanh có lợi cho sức khỏe, nhưng mỗi loại rau có những đặc tính riêng nên không thể ăn tùy thích mà cần ăn kết hợp với các thực phẩm khác. Một số loại rau phải ăn sau khi đã ăn cơm chứ không được ăn riêng lúc đang đói để tránh gây bất lợi cho sức khỏe như: cà chua – là loại rau có chứa nhiều chất pectin (nhựa quả) và thành phần dễ hấp thụ, nếu ăn cà chua vào lúc đói, những chất trên sẽ có phản ứng hóa học với chất toan trong dạ dày, hình thành loại hợp chất tính rắn khó hòa tan, dễ gây đau bụng; tỏi – nhiều thành phần trong tỏi sẽ gây kích thích đến niêm mạc thành ruột và dạ dày, vì vậy không nên ăn quá nhiều tỏi sống, nhất là lúc đói.
Theo SKGD
|