Cuộc tranh chấp trên Biển Đông gần đây đă khiến dư luận Việt Nam quan tâm đặc biệt đến “người hàng xóm” Trung Quốc. Trong khi chỉ trích và phê phán là việc làm dễ hiểu, để dành được lợi thế về lâu dài trong cuộc tranh chấp này th́ Việt Nam không thể không nghiên cứu thật kỹ về đối thủ và phải nh́n nhận đối phương với một sự tôn trọng cần thiết. Điều này làm tôi nhớ tới một bài viết cũ được viết dưới bút danh Lê Nguyễn về hiện tượng kỹ trị trong hệ thống lănh đạo của Trung Quốc. Nay xin giới thiệu lại một phần nội dung này với bạn đọc VOA.
H́nh: AP
Bức ảnh lớn của ông Đặng Tiểu B́nh, người được coi là cha đẻ của Trung Quốc hiện đại, ở Thượng Hải
Kể từ giữa thập niên 90, sau bài phát biểu Nam Trung Hoa của Đặng Tiểu B́nh, Trung Quốc thực hiện bước chuyển dứt điểm từ nền chính trị giáo điều sang nền chính trị thực dụng. Cuộc chuyển biến này đă dọn đường cho sự lên ngôi của tầng lớp tinh hoa mới. Theo quan sát của Lorenz, kư giả của tạp chí Spiegel th́ "khi các lănh đạo Trung Quốc gặp Hồ Cẩm Đào ở Trung Nam Hải, họ có thể nói hàng giờ với nhau về các đường cáp, bộ chuyển mạch, các máy công cụ và thiết bị điều khiển. Chủ tịch Hồ từng được đào tạo về ngành xây dựng thủy điện, trong khi những vị khác từng lấy được bằng cấp về kỹ sư điện, luyện kim hoặc địa chất."
Theo Jame Tong, một chuyên gia về nghiên cứu Trung Quốc ở UCLA, th́ cả 9 ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc hiện nay đều là kỹ sư, không có bất kỳ một nhà lư luận nào, không có ai từ ngành t́nh báo, không có quân nhân chuyên nghiệp, không có ai xuất thân là công nhân, chỉ có một trường hợp là ḍng dơi cán bộ cao cấp thời kỳ trước. Cấu trúc quyền lực của Trung Quốc đă thực sự dứt bỏ được khuôn mẫu của nền chính trị giáo điều truyền thống.
Kỹ trị và chủ nghĩa dân tộc
Kỹ trị hóa thực sự không phải là một xu hướng mới mẻ, việc đưa giới trí thức tinh hoa lên nắm quyền và áp dụng tri thức - kỹ thuật vào quản lư nhà nước đă được nói tới từ lâu trong các học thuyết chính trị phương Tây. Tuy nhiên, kỹ trị (technocracy) ngày nay không giản đơn là việc giới trí thức lên nắm quyền lực chính trị. Sự "tham chính" của giới trí thức tinh hoa đă trở thành hiển nhiên ở khắp nơi trên thế giới, tuy nhiên chỉ có một số nhỏ các quốc gia được coi là đi theo hướng kỹ trị.
Theo Centeno, giáo sư Đại học Princeton, một nền kỹ trị chỉ được coi là tồn tại khi cả ba nhân tố sau phải cùng tồn tại: Thứ nhất là sự thâm nhập của giới trí thức tinh hoa vào các cơ cấu cao cấp của nền hành chính. Thứ hai là sự lấn át của các thể chế kỹ trị trong các mảng hoạch định chính sách quốc gia quan trọng nhất. Cuối cùng là sự áp dụng rộng răi các phương pháp và cách nh́n kỹ trị vào hoạch định chính sách.
Dưới góc độ tổ chức nhà nước dân chủ Tây phương, hệ thống hành chính (bureaucracy) và hệ thống chính trị (political system) là hai thực thể tách rời nhau. Các quyết sách phát triển đất nước được sản sinh từ hệ thống chính trị và thực hiện bởi hệ thống hành chính. Khi bị "kỹ trị hóa", một số thể chế của hệ thống hành chính trở nên lấn át và đảm đương việc hoạch định các chính sách phát triển quốc gia thay cho vai tṛ hệ thống chính trị.
Đồng thời, việc hoạch định chính sách này được đặc trưng rơ nét bởi việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật. Chính điều đó đă tạo ra một khác biệt rất lớn so với các chính sách sản sinh từ hệ thống chính trị. Thí dụ như việc quyết định xây dựng một cơ sở lọc dầu hay một tuyến đường quốc lộ chiến lược: Nếu như đó là sản phẩm của các nhà kỹ trị, th́ nó phải là sản phẩm của việc tính toán kinh tế và kỹ thuật tối ưu. Tuy nhiên, nếu do hệ thống chính trị quyết định, th́ nó là sản phẩm của sự mặc cả giữa các thế lực chính trị và rất thường khi phải nhượng bộ tính hiệu quả để đổi lấy sự nhất trí giữa các chính trị gia.
Khi nghiên cứu các nền kỹ trị lừng danh của Châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore, Centreno đă phát hiện ra rằng ranh giới giữa hệ thống chính trị và hành chính hầu như không tồn tại. V́ những lư do khác nhau, hệ thống chính trị dân chủ ở các nước này trong suốt các giai đoạn phát triển đầu tiên đă không vận hành b́nh thường. Do khi một chính đảng luôn nắm quyền kiểm soát tuyệt đối và áp dụng các biện pháp cứng rắn trong quản lư xă hội, th́ hệ thống chính trị không thể phát huy được tác dụng như trong các thể chế dân chủ Tây phương. Đảng cầm quyền thống trị bộ máy nhà nước và xóa nḥa mọi ranh giới giữa chính trị và hành chính, v́ thế, các nước này ít nhiều mang màu sắc chính trị độc đoán. Các mục tiêu phát triển quốc gia thay v́ được đúc rút từ các quá tŕnh dân chủ th́ lại được bộ máy nhà nước hoạch định dựa trên viễn tượng phát triển dân tộc.
Giới lănh đạo tự nhận vai tṛ đại diện cho lợi ích của dân tộc để hoạch đinh đường lối và phương pháp phát triển. Họ cũng sử dụng chủ nghĩa dân tộc làm chiêu bài để gạt bỏ bất đồng. Những nhóm chịu thiệt tḥi nếu lên tiếng đấu tranh nhân danh quyền lợi của ḿnh sẽ dễ dàng bị gán ghép là những người vị kỷ, tư lợi hoặc không yêu nước.
Lợi ích dân tộc cũng được sử dụng để giải thích và khỏa lấp các quan ngại về bất b́nh đẳng, kiểm soát xă hội hà khắc và các vấn đề khác. Thí dụ, cựu thủ tướng Singapore, ông Lư Quang Diệu đă tóm tắt triết lư trị nước của ḿnh bằng tuyên bố "Mỗi khi có ai đó muốn t́m cách phá hoại hoặc làm đảo ngược xă hội trật tự, kỷ cương, duy lư này để làm cho nó ủy mỵ và duy cảm, tôi sẽ chặn đứng họ lại mà không phải băn khoăn suy nghĩ ǵ".
Con Đường Kỹ Trị ở Trung Quốc
Theo Gongqin Xiao, giáo sư Đại học Thượng Hải, Trung Quốc trong những năm 80 bị giằng xé giữa phái hữu gồm những người cấp tiến muốn thực hiện nhanh chóng cuộc cải cách dân chủ và phải tả gồm những người muốn triệt để tuân theo đuổi đường lối chính trị giáo điều truyền thống. Sự phân cực gắt gao này đă đi đến hồi kết bằng sự tan ră của phái hữu khuynh sau sự kiện Thiên An Môn. Thắng lợi tạm thời của phái tả khuynh tồn tại không lâu và cuối cùng lại bị gạt sang một bên, đặc biệt là sau chuyến thị sát Thượng Hải của Đặng Tiểu B́nh.
Trong không khí căng thẳng thời kỳ hậu Thiên An Môn, những nhà kỹ trị đầu tiên do Giang Trạch Dân lănh đạo đă tạo ra được luồng gió mới hiện đại và thực dụng, v́ thế, đă từng trở thành một lực lượng quan trọng và tiến bộ trong xă hội. Cuộc cải cách kinh tế theo hướng thị trường cùng với những thay đổi lớn lao mà nó mang lại đă dành được trọn vẹn tâm huyết của giới trẻ khiến cho phái tả khuynh không c̣n người kế tục. Trong khi những người thuộc thế hệ cũ ngày càng già đi và rút khỏi chính trường, việc không t́m được lực lượng kế cận đă khiến nhóm này dần dần tàn lụi.
Hơn mười năm sau chuyến đi lịch sử của Đặng đến Thượng Hải, tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ chính là sự khẳng định chắc như đinh đóng cột về hiệu quả của đường lối kỹ trị. Tầng lớp tinh hoa được mở rộng cửa để tham gia quản lư nhà nước trong khi thanh niên - sinh viên bị cuốn theo sức hấp dẫn lớn lao của các cơ hội phát triển kinh tế cùng với sức ép việc làm thôi thúc đă quay lưng lại với các vấn đề chính trị. Giới kỹ trị, nay không c̣n phải vướng mắc trong các ràng buộc và tranh luận vô bổ về ư thức hệ, đă có tự do nhất định để ban hành các quyết định duy lư và hiệu quả khi giải quyết các vấn đề của hiện đại hóa.
Theo Xiao, chế độ hiện tại ở Trung Quốc có thể được coi là "kỹ trị độc đoán" - trong đó cỗ máy kỹ trị được đặt dưới sự lănh đạo tập trung của các chính trị gia cứng rắn (đầu tiên là Đặng, kế đó là Giang và bây giờ là Hồ) với nỗ lực để đạt được các mục tiêu hiện đại hóa thực dụng, đôi khi thông qua các chính sách độc đoán mang tính ép buộc. Cũng theo Xiao, giới kỹ trị ở Trung Quốc hiện nay không có động lực ǵ để thúc đẩy quá tŕnh dân chủ hóa xă hội. Xiao thừa nhận rằng tầng lớp trung lưu đang nổi lên sẽ dần dần tạo ra áp lực buộc giới lănh đạo cấp cao phải điều chỉnh hệ thống chính quyền theo hướng dân chủ. Tuy nhiên ông cảnh báo quá tŕnh này sẽ c̣n rất dài và gập ghềnh, gian nan.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.