Quy định giới hạn thời gian lưu hành sim của VinaPhone và MobiFone bắt đầu có hiệu lực từ 1/8 đang khiến giới buôn sim thẻ méo mặt v́ hàng triệu số tích trữ trong kho có nguy cơ bị xóa trắng.
Theo thông báo của VinaPhone và MobiFone, từ ngày 1/8, hai hăng viễn thông này bắt đầu tính thời gian lưu hành sim. Theo đó, các loại sim, kit của cả MobiFone và VinaPhone phát hành trước 0h ngày 1/8/2011 chỉ có thời hạn sử dụng tối đa đến hết ngày 31/12/2013. Các sim, bộ kit phát hành sau 0h ngày 1/8/2011 có thời hạn sử dụng 24h00 ngày 31/12 của năm thứ hai liền sau năm phát hành. Sau thời gian này, VinaPhone và MobiFone sẽ thu hồi lại các số đă phát hành ra thị trường nhưng không được kích hoạt, hoặc đă kích hoạt nhưng không phát sinh cước.
Thị trường sim thẻ bị tác động bởi các chính sách của nhà mạng.
Ảnh minh họa.
Chính sách siết hạn lưu hành sim này do chính tập đoàn mẹ - VNPT đưa ra trước thực trạng hai mạng di động con VinaPhone và MobiFone chạy đua phát triển thuê dẫn đến việc thuê bao ảo nhiều, gây lăng phí kho số.
Nhưng với giới kinh doanh, chính sách này là đ̣n cực nặng giáng xuống thị trường sim thẻ, vốn đang chịu tác động mạnh bởi những tin đồn đổi số thuê bao di động.
"Việc siết hạn lưu số thuê bao giống như đ̣n đánh úp giáng vào đầu các cửa hàng đại lư. Hàng ngh́n sim đang lưu trong kho của tôi có nguy cơ bị thu hồi hoặc chết bất cứ lúc nào khi thời hạn khóa số đến", anh Du, chủ một cửa hàng kinh doanh sim thẻ ở Bắc Ninh nói.
Theo anh với mỗi bộ kít giá 65.000 đồng, chỉ cần mỗi đại lư lưu trữ khoảng 2.000-3.000 sim, con số thiệt hại tính sơ sơ vào khoảng 120-130 triệu đồng. C̣n với những số đẹp, có giá trị lớn, mức thiệt hại có khi lên tới cả tỷ đồng.
Anh Du đang có khoảng 3.000 sim VinaPhone và 2.000 sim MobiFone lưu trong kho, tất cả đều được xếp vào hàng đẹp hoặc cực đẹp. Số sim này được nhập cách đây vài năm và anh dự tính bán rả rích trong một thời gian dài. Do vậy, việc quy định hạn lưu hành 2 năm đối với những sim đẹp là việc làm khó đối với cửa hàng của anh và đại lư nói chung.
"Một năm, kịch lắm, chúng tôi chỉ bán được khoảng 100 số đẹp. Nếu nhà mạng quy định hạn lưu hành chỉ có 2 năm như vậy, đến sát ngày 31/12/2012 chúng tôi phải kích hoạt một loạt sim lưu trong kho. Nhưng cũng không dễ v́ họ quy định phải phát sinh cước mới c̣n hạn lưu hành", anh Du nói.
Theo anh, hăng viễn thông nào cũng có hàng ngh́n đại lư, cửa hàng đang hoạt động trên toàn quốc. Nếu đại lư nào cũng làm thao tác kích hoạt sim để tránh bị thu hồi như vậy, thuê bao ảo sắp tới sẽ ngập thị trường di động.
Chủ một cửa hàng kinh doanh trên phố Thái Thịnh, Hà Nội cho biết thị trường đang ảm đạm, sức mua giảm mạnh trong những ngày qua, việc nhà mạng ra hạn thu hồi tối đa hơn 2 năm khiến đại lư có "vắt chân lên cổ" cũng không thể tiêu thụ hết cả vạn sim lưu trong kho. Chưa kể, chính sách khuyến măi bị cắt giảm, các đại lư cũng không thể "kích" tài khoản lên đến mức cực khủng để thu hút khách hàng như trước nữa.
"Cửa hàng của tôi đang có khoảng 5.000 sim trong kho. Số sim này đều không được ghi hạn dùng là ngày nào. Do vậy, chúng tôi đang cố gắng 'bán tháo" bằng việc giảm giá sim cho khách", anh cho biết.
Theo anh, có vẻ như các hăng viễn thông đang đánh đồng giữa sim rác và sim chưa kịch hoạt. "Ai cũng biết sim rác là sim đă gọi hết tiền, bị khóa cả hai chiều nhưng vẫn tồn tại trên hệ thống, c̣n sim chưa kích hoạt là sim được giao dịch giữa nhà mạng và đại lư và vẫn nằm nguyên đai, nguyên kiện trong bộ kít. Rơ ràng việc đưa ra chính sách giới hạn về thời gian lưu hành sẽ khiến hàng loạt cửa hàng, đại lư có nguy cơ mất trắng hàng tỷ đồng v́ sim lưu trong kho chưa hề bóc ra khỏi bộ kit nhưng vẫn hết hạn và bị thu hồi", chủ cửa hàng này kết luận.
Anh cho biết hồi năm ngoái, Viettel bắt đầu áp dụng chính sách siết hạn lưu hành khiến cho nhiều cửa hàng, đại lư bị phen khốn đốn. Hàng ngh́n sim số lưu trong kho bỗng nhiên bị mất trắng không thể bán cho khách hàng.
Một lănh đạo VinaPhone giải thích việc siết hạn dùng đối với sim và bộ kít trả trước kể trên không ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng. Khi đưa ra chính sách này mục đích của các hăng viễn thông là nhằm hạn chế thuê bao ảo, không phát sinh cước đang nằm tại các cửa hàng đại lư, gây lăng phí tài nguyên. Bên cạnh đó, việc siết hạn dùng này sẽ hạn chế được hiện được đại lư "đầu cơ" sim số đẹp để mua qua, bán lại kiếm lời.
Đại diện của cả VinaPhone và MobiFone đều thừa nhận hiện nay có hàng triệu sim di động đang nằm tại đại lư cửa hàng trên toàn quốc. Việc giới hạn thời gian lưu hành sẽ ảnh hưởng nhất định đến thị trường và cả người bán. Tuy nhiên, cả hai hăng viễn thông này đều nh́n nhận, việc siết hạn dùng này sẽ giúp họ quản lư kho số hiệu quả hơn. Đồng thời, các cửa hàng đại lư cũng có trách nhiệm bán hàng hơn thanh v́ nhập hàng ngh́n sim sau đó găm trong kho bán dần.
Giới chuyên gia cũng cho rằng việc giới hạn thời gian lưu hành đối với sim di động, bộ kit chưa ḥa mạng là một chính sách đúng nhằm hạn chế nạn đầu cơ số đang gây lũng đoạn thị trường viễn thông trong suốt thời gian qua. Trên thực tế, sức ép cạnh tranh quá lớn khiến nhà mạng đua nhau phát triển thuê bao bằng loạt chính sách khuyến măi, tăng hoa hồng cho đại lư. Kết quả là, để phát triển được một thuê bao thực, nhà mạng phải tung ra thị trường cả chục sim di động.
Số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho thấy 7 hăng viễn thông hoạt động tại Việt Nam đang sở hữu tới gần 30 đầu số, với khoảng 200 triệu thuê bao. Trong khi, số lượng thuê bao đă phát triển chỉ khoảng 112 triệu.
Mỗi năm, nhà mạng phải chi khoảng 1.000 đồng phí thuê số cho một thuê bao.
Hồng Anh
nguồn: vnexpress