“Đạo tràng từ hiếu” là một lớp học đặc biệt do sư thầy Thích Minh Lâm mở ra gần nửa năm nay.
Học sinh đến đây được học một môn học đặc biệt: đó là học đạo làm người, mà trước hết, là học ḷng hiếu kính với ông bà, cha mẹ.
Lớp học đều đặn vào các ngày 14 và 30 âm lịch hàng tháng. Cả thầy và tṛ đều trải chiếu ngồi học ngay ở khoảng sân ngôi chùa Nội (Yên Phong, Ư Yên, Nam Định). Những người dân quanh đây quen gọi đó là lớp học làm người.
Lớp học làm người
Trong khoảng sân rộng của ngôi chùa tĩnh mịch, hơn một trăm đứa trẻ trải chiếu ngồi ngay ngắn bên chiếc bàn học cá nhân. Tất cả đều im lặng lắng nghe bài giảng về đạo hiếu thờ mẹ của sư thầy Thích Minh Lâm.
Đợi đến giờ ra chơi, thầy tâm sự: “tôi gặp nhiều người lên chùa lễ Phật, nhưng ai cũng chỉ biết đến chùa như một hoạt động tâm linh. Theo tôi, lễ bái chỉ là một phần, tôi muốn chùa phải là một nơi diễn ra các hoạt động văn hóa. Mở lớp học này, tôi hi vọng sẽ nuôi dưỡng, nhân lên những mầm thiện, ḷng từ bi bác ái trong mỗi tâm hồn trẻ thơ”.
Khi mới mở lớp học, sư thầy phải đi đến từng nhà vận động phụ huynh cho con em ḿnh tham gia vào lớp học. Lớp học bắt đầu buổi đầu tiên, nhưng trước đó hàng tháng, thầy tự ḿnh h́ hụi đóng những chiếc bàn cá nhân nho nhỏ, để các em có thể ngồi học ngay ngắn. Những chiếc bàn học được kê thành hàng, thành lối. Em nhỏ ngồi trước, các anh chị lớn hơn ngồi đằng sau.
Các em nhỏ học được nhiều điều trong cuộc sống từ lớp học giản dị của thầy Lâm.
Những ngày đầu, chỉ có 25 em đến, rồi tăng dần đến 150 học sinh với đầy đủ các lứa tuổi. Chủ yếu là từ 8 đến 18 tuổi, thậm chí có những em 20 tuổi cũng muốn tham gia học.
Nhiều buổi, bọn trẻ rủ bạn bè ở các xă lân cận sang học, đông quá, thầy lại sai người lấy bàn, ghế của nhà chùa ra cho các em ngồi học.
Chuyện về lớp học đồn xa, những bậc phụ huynh ở các xă khác cũng đến xin cho con, em ḿnh học. Nhiều người có ư định đóng góp để xây dựng lớp học khang trang hơn, nhưng thầy một mực từ chối.
Tích góp một thời gian, thầy vay mượn thêm xây một lớp học ba gian đằng sau chùa. “Trong lớp cũng có bàn ghế, như một lớp học b́nh thường. Cho các cháu học trong này yên tâm, không phải lo lắng ǵ cả. Ngày nắng đă thế, c̣n những ngày mưa gió,” thầy Lâm tâm sự.
Dù bận rộn với việc học tập trên Học viện Phật giáo, nhưng cứ một tháng hai lần, thầy bắt xe đi về giữa Hà Nội-Nam Định dạy học cho các em. Những ngày đi học, thầy đều tranh thủ thời gian rảnh rỗi soạn giáo án đầy đủ cho lớp học.
Sắp tới, sư thầy dự định sẽ mở một lớp học đạo hiếu cho những người trung tuổi, với mong muốn ai cũng có thể biến những nỗi khổ đau, thành niềm vui sống.
Dạy trẻ nhỏ sống có tâm, có đạo
Trong các bài giảng, thầy Lâm thường dạy cho các em về cách đối nhân xử thế, từng lời ăn tiếng nói hàng ngày. Lồng ghép vào bài giảng đó, là những câu chuyện về những nhân vật trong lịch sử có ḷng hiếu kính với cha mẹ, hay những câu chuyện mà thầy đă mắt thấy, tai nghe trong cuộc sống.
Em Nguyễn Hữu Huy(lớp 6), con bác Nguyễn Trọng Báu vui vẻ khoe: “thầy dạy chúng cháu khi bố mẹ ốm phải chăm sóc bố mẹ, phải ở bên cạnh nói chuyện với bố mẹ. Bây giờ ngày nào cháu cũng quét nhà, quét sân sạch sẽ, làm những việc nhỏ mà cháu có thể làm được cho bố mẹ vui ḷng. Cháu cũng không căi lại bố mẹ nữa".
Lớp học đạo làm người.
Em Nguyễn Thị Liên (lớp 7), vừa phải trông em, vừa muốn tham gia lớp học, nên bế em bé đến lớp học cùng: “em bé mới 3 tuổi, thinh thoảng hay khóc, làm ồn trong lớp, thầy không mắng, nhưng cháu cũng ngại với các bạn. Nghe thầy nói, cháu mới thấy thương bố mẹ phải thức khuya dậy sớm đi làm đồng, nuôi chị em cháu ăn học. Cháu sẽ học thật tốt, để bố mẹ không buồn”.
Các em học sinh lớp 12, đang chuẩn bị ôn thi tốt nghiệp và đại học, đều đến chùa. Sư thầy thường dặn người trông coi mở cửa thường xuyên để các em có không gian yên tĩnh mà học tập.
Sắp tới, đến ngày Vu Lan báo hiếu, thầy Lâm dự định sẽ cùng với lớp học của ḿnh làm báo tường treo ngay trong chùa. Thầy sẽ cho mỗi em một tờ giấy, viết nên những cảm tưởng, và những câu chuyện của ḿnh về bố mẹ, ông bà. Lớp học đă có từng tổ, mỗi tổ sẽ làm một tờ báo. Thầy sẽ cùng các em trang trí cho những tờ báo đó.
“Những lớp học thế này ở trong miền Nam rất phổ biến, nhưng ngoài Bắc c̣n ít, nên tôi mạnh dạn triển khai. Tôi muốn giáo dục những đứa trẻ ḷng hiếu đạo với ông bà, cha mẹ, muốn cho chúng thấy được công ơn của các bậc sinh thành. Học văn hóa và học làm người đều rất quan trọng. Chúng có tri thức, lại sống có tâm, có đạo là ḿnh vui rồi”, thầy Lâm chậm răi bảo.
Từ nơi tĩnh mịch, chỉ có tiếng kinh mơ vang lên đều đặn, đang hiện hữu dáng vóc một “lớp học làm người”. “Đạo tràng từ hiếu” chính là nơi ươm mầm, nhân lên những ḷng thiện, điều nhân của con người.
Theo afamily