5 lư do để lo lắng về khu vực đồng tiền chung châu Âu
Quyết định cuối cùng liên quan đến việc chính phủ nhóm nước BRICS có mua trái phiếu khu vực đồng tiền chung châu Âu hay không sẽ có vào ngày 22/09/2011.
Nhà đầu tư sẽ phải đương đầu với rất nhiều tin từ châu Âu trước thềm buổi họp của Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu và Bộ trưởng Tài chính Mỹ vào ngày thứ Sáu.
Thứ nhất, Moody hạ xếp hạng của 2 ngân hàng Pháp. Cơ quan xếp hạng tín dụng này đă hạ xếp hạng của ngân hàng Societe Generale và Credit Agricole, đồng thời công bố sẽ xem xét xếp hạng của ngân hàng BNP Paribas.
Cách đây khoảng 3 tháng, Moody tuyên bố xem xét xếp hạng của các ngân hàng Pháp bởi lo lắng về hoạt động kinh doanh liên quan đến Hy Lạp, từ đó đến nay ngày một lo lắng hơn về nguồn vốn và t́nh h́nh thanh khoản của các ngân hàng này.
Cả Credit Agricole và BNP Paribas đều tiếp bước Societe Generale công bố các biện pháp nhằm củng cố niềm tin của thị trường.
Credit Agricole đưa ra cơ chế công khai hỗ trợ cho bộ phận ngân hàng đầu tư. BNP Paribas cảnh báo cuộc khủng hoảng tại Hy Lạp có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh quư 3/2011 của ngân hàng.
Ngày thứ Tư khi Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou tổ chức cuộc họp bàn, vấn đề tại Hy Lạp chắc chắn sẽ được quan tâm nhiều nhất.
Nội dung của cuộc họp này sẽ được quan tâm rất nhiều tại buổi họp các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu vào ngày thứ Sáu và các nhà hoạch định chính sách sẽ muốn t́m cách vực dậy niềm tin vào phản ứng chính trị ngăn cuộc khủng hoảng.
Tại Rome, 2 cuộc bỏ phiếu quan trọng đối với kế hoạch tiết kiệm ngân sách 54 tỷ euro (73,5 tỷ USD) sẽ diễn ra.
Ngày thứ Ba, Bộ Tài chính Italy đă buộc phải chấp nhận mức lăi suất cao kỷ lục để bán được 6,49 tỷ euro trái phiếu thời hạn 5 năm.
Cuối ngày thứ Ba, IMF cảnh báo Bồ Đào Nha cần phải giảm chi tiêu hoang phí và kêu gọi thực hiện các biện pháp mạnh mẽ để giảm bớt chi tiêu cho các chương tŕnh xă hội. Bồ Đào Nha, giống như Ireland và Tây Ban Nha, cho đến nay đă cố gắng tránh được những vấn đề mà Hy Lạp và Italy đang gặp phải.
Cuối cùng, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đă tuyên bố với EU rằng Trung Quốc sẵn sang hỗ trợ cho đối tác thương mại lớn nhất tuy nhiên kêu gọi lănh đạo các nước cần chặn đứng cuộc khủng hoảng để nó không vượt quá tầm kiểm soát.
Quan chức chính phủ Braxin và Ấn Độ đă phát biểu với Reuters rằng hiện đă có các cuộc đối thoại ban đầu và quyết định về việc liệu có mua trái phiếu khu vực đồng tiền chung châu Âu hay không sẽ được đưa ra trong buổi họp tại Washington ngày 22/09/2011.
Ngọc Diệp
Theo TTVN
|