Bất chấp sự phản đối quyết liệt từ các tổ chức nhân quyền, chính quyền Tổng thống Obama đang nỗ lực hối thúc Quốc hội Mỹ cấp tốc dỡ bỏ lệnh cấm vận quân sự 7 năm trước đối với Uzbekistan ngay trong tháng này.
Trước đó, lần đầu tiên Mỹ áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Uzbekistan năm 1974 sau khi chính quyền nước này dính cáo buộc lạm dụng nhân quyền liên quan đến việc tra tấn và giết hại tù nhân. Tiếp đó, năm 2005, sau vụ Andizhan, Mỹ một lần nữa thắt chặt các biện pháp cấm vận đối với Uzbekistan cho tới nay.
Lư do khiến chính quyền Tổng thống Obama sốt sắng dỡ bỏ cấm vận đối với Uzbekistan bất chấp sự phẫn nộ của các tổ chức nhân quyền Mỹ là nhằm mua chuộc Tashkent. Mỹ muốn có được sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa từ Uzbekistan với Mạng lưới phân phối phương Bắc (NDN) được đỡ đầu bởi Mỹ.
Đây là tuyến đường tiếp viện đất liền từ châu Âu tới Afghanistan bao gồm các tuyến đường sắt từ các cảng Baltic qua Nga, Belarus và Kazakhstan tới Uzbekistan; một tuyến đường hàng không từ Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ và một tuyến đường bộ quanh co từ căn cứ của NATO ở Germersheim, Đức qua Áo, Hungaria, Romania, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ, Gruzia, Azerbaijan, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan trước khi tới Afghanistan đều phải qua Uzbekistan.
Tóm lại, hiện 80% nguồn tiếp viện của NATO tới Afghanistan đều thông qua NDN nên Uzbekistan nghiễm nhiên trở nên quan trọng đối với Mỹ.
Uzbekistan trở nên quan trọng nhờ có vị trí trung chuyển hàng hóa sang Mạng lưới phân phối phương Bắc (NDN) do Mỹ đỡ đầu trước khi đến được Afghanistan phải đi qua nước này.
Trước đây, Washington chỉ phải lo lắng về việc làm thế nào để đảm bảo các nguồn tiếp viện cho quân đội Mỹ và NATO ở Afghanistan được an toàn. Tuy nhiên, hiện nay, khi quân đội Mỹ chuẩn bị rút khỏi "vũng lầy Afghanistan" th́ thách thức đặt ra cho Chính quyền Obama là làm thế nào để đảm bảo quân đội và các trang thiết bị quân sự an toàn ra khỏi đất nước này. Bởi giới chức Mỹ nhận thức rơ việc rút quân ra khỏi một quốc gia hóa ra lại phức tạp hơn nhiều so với việc xâm lược nó.
Trong khi đó, các tuyến đường tiếp viện truyền thống qua Pakistan ngày càng có nhiều nguy cơ bị chiến binh tấn công mà nổi bật là mối đe dọa đến từ nhóm khủng bố Haqqani, đồng minh quan trọng của phong trào Taliban ở Afghanistan.
Ngoài ra, việc lôi kéo Uzbekistan hợp tác chặt chẽ hơn với NDN của Tổng thống Mỹ c̣n được xem là nước cờ dự pḥng cho t́nh huống vào một ngày nào đó quan hệ lâu năm Mỹ - Pakistan đổ vỡ dẫn đến một cuộc đối đầu không mấy dễ chịu.
Do đó, không riêng ǵ Uzbekistan, Mỹ đang phải gấp rút đàm phán với các quốc gia mà NDN đi qua nhằm đạt được các thỏa thuận chính thức cho phép quân đội Mỹ rút quân theo tuyến đường NDN bất chấp đây là đường ṿng và đắt gấp hai, ba lần so với tuyến đường truyền thống qua Pakistan.
Thái độ sốt sắng của Tổng thống Obama với Tashkent chứng tỏ Mỹ sẵn sàng trả một cái giá đắt hơn chỉ đơn giản để đổi lấy việc giảm bớt phụ thuộc vào Pakistan và đảm bảo việc rút quân của quân đội Mỹ khỏi Afghanishtan được "xuôi chèo mát mái".
Thậm chí, để lấy ḷng các lănh đạo Uzbekistan, ông Obama không ngần ngại từ chối yêu cầu từ Thủ tướng Pakistan Yousaf Raza Gilani cho một cuộc "nói chuyện" bên lề kỳ họp Đại hội đồng của Liên Hiệp Quốc ở New York tuần này bàn về việc rút quân khỏi Afghanistan.
C̣n đối với Uzbekistan, trước đây cuộc chiến Afghanistan của Mỹ từng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Tashkent với hàng trăm triệu USD đến từ việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho quân đội Mỹ và NATO tái thiết Afghanistan. Do đó, khi cuộc chiến này đi đến hồi kết thúc, Tashkent vẫn muốn trục lợi tối đa từ quyết định rút quân của quân đội Mỹ khỏi Afghanistan.
Để đạt được mục đích của ḿnh, Tashkent kêu ca rằng do đóng vai tṛ quan trọng đối với NDN, nước này đang đối mặt với cơn tức giận của Taliban dẫn đến những mối đe dọa nghiêm trọng về an ninh. Do đó, Tashkent yêu cầu Washington trợ giúp về mặt quân sự. Và điều này lư giải động thái của Chính quyền Obama khi nỗ lực thúc ép Quốc hội Mỹ dỡ bỏ ngay lệnh cấm vận vũ khí đối với Uzbekistan.
Và một khả năng có thể thấy trước là bất chấp sự phản đối quyết liệt từ các tổ chức nhân quyền Quốc hội Mỹ chắc chắn sẽ phải đáp ứng đ̣i hỏi của Tashkent nhằm đảm bảo kế hoạch rút quân được an toàn.
Tuy nhiên, không tính việc rút quân khỏi Afghanistan và mối lo ngại đến từ mối quan hệ Mỹ - Pakistan th́ việc Mỹ “ve văn” Uzbekistan c̣n được xem là chiến lược khôn ngoan và tất yếu của Washington. Nó xuất phát từ việc gần đây, Tashkent đang có xu hướng "xa rời ṿng tay" của Moscow khi tỏ ra không mặn mà lắm với công việc nội bộ của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) mà nước này vẫn đang là một thành viên.
Minh chứng là Tổng thống Islam Karimov không xuất hiện tại Hội nghị thượng đỉnh CSTO gần đây tại Astana, Kazakhstan dù trước đó cam kết chắc nịch với Moscow rằng sẽ góp mặt.
Ngoài ra, Tashkent c̣n liên tục chống lại bất cứ hành động can thiệp nào của CSTO tại khu vực Trung Á và phản đối việc Moscow chủ trương cải tổ CSTO.
Và nghiễm nhiên, khi quan hệ Tashkent – Moscow rạn nứt, Mỹ sẽ đắc lợi khi khi liên minh phương Tây cũng đang phấn đấu mở rộng ảnh hưởng ở Trung Á.
Trong khi đó, nhiều người lại cho rằng Mỹ đang bị Tashkent “dắt mũi” vào trong một mối quan hệ thực dụng nhằm để giúp Tashkent đạt được những lợi ích riêng.
Lê Dung (theo Asia Times)