Các ngân hàng của EU đang tất bật sang Châu Á vay tiền, nhất là các nước có hầu bao “rủng rỉnh” như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Ngân hàng của các nước Châu Âu vừa mở chiến dịch vay tiền của các nước đang phát triển, nhất là các nước trong nhóm BRICS như Trung Quốc, Ấn Độ. Đây quả là một chuyện ngược đời hiếm có từ trước tới nay.
Trong bài nhan đề “Tất cả đi vay tiền, càng nhiều càng tốt!”, tờ “The Wall Street Journal” ngày 22/9 cho biết các ngân hàng của EU đang tất bật sang Châu Á vay tiền, nhất là các nước có hầu bao “rủng rỉnh” như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác nhằm làm dịu “cơn khát đô la hiện nay”.
Ashley Wilkins, Phó Giám đốc Ngân hàng Hưng nghiệp Pháp ở Khu vực Châu Á - Thái B́nh Dương, nói: “Mặc dù từ trước tới nay, các ngân hàng Châu Âu vẫn có quan hệ trao đổi nghiệp vụ gửi tiền tiết kiệm và mua trái phiếu với các ngân hàng, công ty tiền tệ và doanh nghiệp Châu Á, nhưng lần này chúng tôi tiến hành một chiến dịch rộng lớn t́m kiếm và thu hút tiền từ khu vực Châu Á”.
Ông Wilkins cho biết một nhược điểm của các ngân hàng Châu Âu là thu hút tiền gửi tiết kiệm của dân chúng từ trước tới nay tương đối thấp, v́ vậy hầu hết các ngân hàng đều vay ngắn hạn để bổ sung thiếu hụt tiền vốn trung hạn cho ḿnh, trong đó chủ yếu vay của các ngân hàng và doanh nghiệp tài chính Mỹ thông qua thị trường tiền tệ thế giới. Nhưng thời gian gần đây do khủng hoảng nợ công của Châu Âu ngày càng nghiêm trọng, nên hầu hết các ngân hàng, các công ty quản lư quỹ của Mỹ đều không muốn “mở hầu bao cho vay”. Kể từ đầu năm tới nay, lượng cho vay và mua trái phiếu của các ngân hàng Châu Âu của Mỹ giảm tới 20%. Điều này làm cho các ngân hàng Châu Âu càng thiếu hụt và khan hiếm tiền.
Vừa qua, nhiều ngân hàng Châu Âu như Ngân hàng Lloyds của Anh, Ngân hàng Robo của Hà Lan, Ngân hàng Erste của Áo, Ngân hàng Bắc Âu của Thụy Điển, Ngân hàng Đan Mạch và một số ngân hàng khác cùng Công ty đầu tư Nomura của Nhật Bản tiến hành Hội nghị thảo luận biện pháp vay tiền ở Khu vực Châu Á – Thái B́nh Dương.
Công ty đầu tư Nomura đă mời 124 nhà đầu tư, chủ ngân hàng, chủ công ty tài chính và những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hùng hậu ở Châu Á – Thái B́nh Dương, nhất là những ngân hàng và doanh nghiệp có tiềm lực nhân cơ hội này nhảy vào Châu Âu để giới thiệu cho các ngân hàng Châu Âu. Ông cho biết qua tiếp xúc thăm ḍ, một số ngân hàng và công ty tài chính Châu Á nói họ muốn mua trái phiếu dài hạn với lăi suất cao của Châu Âu.
Ông Ted Lord, phụ trách trái phiếu của Ngân hàng Barclay, cho biết: “Cho dù khủng hoảng nợ công của EU hiện vẫn trầm trọng, nhưng một số nhà đầu tư có tiềm lực Châu Á vẫn tin vào tương lai phát triển kinh tế Châu Âu, thậm chí họ tỏ ra lạc quan hơn so với các nhà đầu tư Châu Âu. V́ vậy đây là cơ hội để họ mua được trái phiếu giá rẻ để tiến vào thị trường Châu Âu, điều mà trước đây họ chưa thể làm được”.
Một số nhà đầu tư Châu Á cho rằng nếu Ngân hàng Châu Âu không đủ thời gian thu hồi đủ tiền để duy tŕ hoạt động b́nh thường, rất có thể phải bán ra một số tài sản của ḿnh. Đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư Châu Á nhảy vào.
Kể từ sau cuộc tiếp xúc giữa các ngân hàng Châu Âu với các nhà đầu tư Châu Á, chiến dịch Châu Âu t́m vay tiền Châu Á dấy lên rộng răi. Thậm chí, lănh đạo một số nước Châu Âu cũng nhảy vào cuộc, tiến hành nhiều chuyến công du Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác để du thuyết mua trái phiếu và cho Châu Âu vay tiền.
V́ vậy, một số nhà b́nh luận cho rằng cách đây hai ba năm th́ chẳng ai nghĩ tới “chuyện ngược đời người giàu đi vay tiền kẻ nghèo”. Nhưng giờ đây, đó lại là sự thực, một thứ sự thực phũ phàng đối với kinh tế Châu Âu mà từ trước tới nay luôn được Châu Á tôn sùng về sự giàu sang và thịnh vượng.
Theo Kiều Tỉnh
Tầm Nh́n