Trên thế gian, tự cổ chí kim, chắc ít ai được như Người: một nhà chính trị gia lỗi lạc, một vị tướng tài ba nhưng lại thật khiêm tốn và b́nh dị. Người đă hi sinh cả tuổi thanh xuân, cả nhu cầu rất đỗi b́nh thường của một con người là mái ấm gia đ́nh. Người đă hi sinh cả cuộc đời cho đất nước.
Có bao giờ Người đỏi hỏi Tổ Quốc – nhân dân Việt Nam phải đền đáp cho công lao của Người hay chưa? Người chịu đói, chịu khổ, nằm gai nếm mật cùng quân dân. Người bị bắt, bị cầm tù nơi xứ lạ, chịu bao khổ cực, gian lao cũng v́ Tổ Quốc. Nhưng bao giờ Người cất lên một tiếng than văn.
Xây một quảng trường – một công tŕnh vĩ đại mang tên Người và thậm chí là đặt tên Người cho một thành phố th́ người dân Việt Nam vẫn chưa thể trả hết nợ cho Người. Vài ngày qua trên nhiều diễn đàn xuất hiện bài viết về Lăng Người nh́n từ khía cạnh kinh tế học. Tôi không ưa được góc nh́n của tác giả, một cách quá gượng ép mà bỏ qua giá trị tinh thần của Lăng Người. Nhưng tôi buồn là tại v́ bản tính ích kỷ của người dân Việt.
Cũng như tôi, rất nhiều người không chấp nhận cách nh́n này. V́ h́nh ảnh Bác, v́ h́nh ảnh Lăng Bác đă trở thành một h́nh ảnh gần gũi, thân thương trong trái tim người dân Việt. Rất nhiều người dân Việt Nam muốn giữ Lăng Bác để cho con cháu ngàn đời sau vẫn c̣n thấy được h́nh ảnh vị cha già dân tộc, người đă đem lại hạnh phúc – ấm no – độc lập cho dân tộc. Nhưng không một ai nghĩ cho Người.
Với biết bao hi sinh to lớn như thế, với biết bao cống hiến cho đất nước như thế, thậm chí trong lá chúc thư , Người vẫn nuối tiếc v́ bản thân không thể đóng góp nhiều hơn cho Việt Nam. Tất cả những ǵ Người cần chỉ là:
“Về việc riêng - Suốt đời tôi hết ḷng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều ǵ phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.
Sau khi tôi đă qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đ́nh, để khỏi lăng phí th́ giờ và tiền bạc của nhân dân.”
Nếu một người tin yêu và hiểu về Bác, th́ người ấy đă hiểu rằng việc bảo tồn xác của Người trong Lăng đi ngược lại hoàn toàn những ǵ Người đại diện và tượng trưng.
- Người sống v́ dân, v́ nước. Khi Người ra đi, Người vẫn luôn nghĩ cho nhân dân. Nước ta c̣n nghèo, dân ta c̣n nghèo lắm. Bản thân Người cung dặn ḍ con cháu không được tổ chức phúng điếu linh đ́nh để khỏi lăng phí tiền bạc của nhân dân. Thế nhưng ta lại xây cho người một ṭa Lăng vĩ đại. Ta bảo quản xác Người và hằng năm phải đưa ra nước ngoài để tu bổ.
- Tuy không đề cập tới việc an táng sau khi đời trong bản chúc thư cuối cùng, nhưng trong các bản chúc thư cũ, người đôi lần thể hiện nguyện vọng được hỏa táng, tro cốt được đem ḥa vào đất mẹ Việt Nam.
- Người sống giản dị, người nêu cao tinh thần cần- kiệm- liêm- khiết. Liệu người có chấp nhận việc Đảng và nhân dân ta xây cho Người một ṭa Lăng như thế?
Phải chăng ta đang làm trái hoàn toàn ư của Người? Chúng ta quá ích kỷ khi chỉ nghĩ về t́nh cảm của chúng ta khi muốn giữ Người lại cho chúng ta. Chúng ta đă quá ích kỷ khi muốn duy tŕ Lăng cho dù việc đấy trái ư Người. Liệu chúng ta có xứng đáng là con cháu của Hồ Chí Minh? Liệu chúng ta có xứng đáng đại diện cho những giá trị của Người?
Sẽ có bạn lập luận rằng Lăng Bác là một cách chúng ta đền ơn cho Người. Nhưng các bạn có tự hỏi là Người có cần chúng ta đền ơn cho Người như thế?
Cho dù Người đă ra đi, cho dù Người sẽ trở về với cát bụi, nhưng lư tưởng của Người, nhân cách của Người, h́nh ảnh của Người sẽ măi là bất diệt. Hơn bất kỳ công tŕnh tưởng niệm nào, việc chúng ta phát huy giá trị tinh thần – đạo đức – lư tưởng của Người vào việc xây dựng đất nước giàu đẹp – ấm no – hạnh phúc, là cách hiệu quả nhất để chúng ta đền đáp ơn nghĩa của Người trong thời điểm hiện tại.
Khi đất nước đă giàu mạnh, th́ việc chúng ta tạc h́nh Người vào núi cũng chẳng có ǵ là quá đáng. Và chắc hẳn, Người cũng sẽ măn nguyện nơi cơi Niết Bàn.
Lăng Hồ Chủ Tịch-Nh́n từ khiá cạnh kinh tế học công cộng