Kư kết các thỏa thuận song phương với Philippines, tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản… tuần này Việt Nam tiếp tục mở rộng chính sách ngoại giao với khu vực, đặc biệt là các nước có liên quan đến cuộc tranh chấp tại Biển Đông.
CT Trương Tấn Sang (trái) và TT Philippines Benigno Aquino đứng trong lúc BT NG Phạm B́nh Minh (trái)đang kư kết thỏa thuận song phương trong một buổi lễ tại Palace Malacanang ở Manila hôm 26 tháng 10 năm 2011./AFP photo/Ho/Jay Morales/MPB
Thúc đẩy quan hệ đa phương
Hôm thứ Tư 26 tháng 10, ngay trong ngày đầu tiên đặt chân đến Manila, Chủ tịch nước Việt Nam ông Trương Tấn Sang đă cùng với Tổng thống Philippines Benigno Aquino, kư bản tuyên bố chung kêu gọi thành lập một “khu vực ḥa b́nh” tại Biển Đông, và giải quyết các tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế.
Nhận định về ư nghĩa chuyến thăm Philippines của Chủ tịch Việt Nam, ông Dương Danh Dy, cựu tổng lănh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc cho rằng:
"Tôi thấy đây là hoạt động công khai của Việt Nam về nhiều phía: Đi Ấn Độ, đi Trung Quốc, Nhật Bản rồi Philippines. Nhiều chuyến đi của Việt Nam nằm trong khung cảnh đó. Theo tôi nói ǵ th́ nói đây là bối cảnh chung như vậy. Sau chuyến đi của ông Trọng coi như không đạt được ǵ cả, nó vẫn cứng rắn với vấn đề Biển Đông lắm. Đây không có ǵ mới nhưng v́ cùng một lúc triển khai dồn dập, tập trung vào Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Philippines và Indonesia.
Tôi thấy đây là hoạt động công khai của Việt Nam về nhiều phía: Đi Ấn Độ, đi Trung Quốc, Nhật Bản rồi Philippines. Nhiều chuyến đi của Việt Nam nằm trong khung cảnh đó.
Ô. Dương Danh Dy
Riêng về quan hệ hai nước th́ đây đúng là lần đầu tiên một ông chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Philippines, từ bản thân nó đă nói lên ư nghĩa rồi và theo tôi như thế là tốt rất đáng mừng."
Theo tường thuật của báo chí Philippines, ngay trong cuộc gặp đầu tiên, hai nhà lănh đạo Việt Nam – Philippines đă thông qua một loạt các văn kiện hợp tác song phuơng, trong đó có thỏa thuận chia sẻ thông tin, hợp tác hải quân, tuần duyên và duy tŕ an ninh tại Biển Đông.
Hai nước c̣n kư kết Kế hoạch Hành động Việt Nam – Philippines về hợp tác song phương trong các lĩnh vực quốc pḥng, an ninh, kinh tế, năng lượng, môi trường, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch, vân. vân…
Cùng lúc đó tại Tokyo, Bộ trưởng quốc pḥng Việt Nam cũng kư kết với phía đối tác Nhật Bản Bản Ghi Nhớ về hợp tác quốc pḥng song phương, thúc đẩy gia tăng các quan hệ hợp tác quốc pḥng giữa hai nước.
Trả lời phỏng vấn Mặc Lâm của Đài Á Châu Tự Do, ông Đỗ Thông Minh, một học giả gốc Việt tại Tokyo cho biết:
“Tại cuộc hội đàm, Bộ Trưởng Pḥng Vệ Nhật Bản Yasuo Ichikawa nói rằng: Đối với Nhật Bản, Việt Nam là đối tác chiến lược v́ ḥa b́nh và ổn định ở khu vực châu Á. Ông cũng cho biết, Đại cương kế hoạch pḥng vệ mới của Nhật Bản đă ghi rơ, sẽ tăng cường hợp tác an ninh với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Do đó, Nhật Bản mong muốn nắm bắt mọi cơ hội để tăng cường hợp tác với Việt Nam.
Bộ trưởng Quốc pḥng Việt Nam Phùng Quang Thanh và thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda (trái) tại Tokyo ngày 24 tháng 10, 2011. AFP photo.
Về phần ḿnh, ông Phùng Quang Thanh khẳng định, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản là mối quan hệ đối tác chiến lược quan trọng và mong muốn 2 bên trao đổi thẳng thắn về t́nh h́nh khu vực châu Á - Thái B́nh Dương, và mối quan hệ hợp tác quốc pḥng giữa 2 nước.
Sau cuộc hội đàm, Bộ Trưởng 2 nước đă kư kết Bản Ghi Nhớ về hợp tác quốc pḥng song phương, việc kư kết Bản Ghi Nhớ có ư nghĩa quan trọng, sẽ định hướng và trở thành khuôn khổ cho việc tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc pḥng giữa hai nước. Trong thời gian qua, hàng năm tàu chiến Nhật Bản đều có ghé thăm VN. Tuy vậy, Nhật Bản do hậu chứng Thế Chiến Thứ 2, chỉ trang bị để tự vệ chứ không tấn công và không tham gia liên minh quân sự trừ với Hoa Kỳ."
Cũng theo ông Đỗ Thông Minh:
"Nhật Bản và Việt Nam có mối lo chung về sự bành trướng của Trung Quốc. Nhật Bản tranh chấp với Trung Quốc về đảo Tiêm Các mà Trung Quốc gọi là Điều Ngư, vùng có nhiều mỏ hơi đốt, c̣n VN tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa... nơi có nhiều dầu hỏa, hơi đốt và khoáng sản cũng như cá.
V́ vậy, Nhật Bản luôn theo dơi kỹ những động thái của Trung Quốc và phản ứng của VN để rút kinh nghiệm cho chính ḿnh. VN một mặt thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, một mặt mở rộng ngoại giao đa phương nhằm giải tỏa bớt áp lực của Trung Quốc.
Tuy nhiên, quan hệ VN-TQ, đặc biệt là về mặt hợp tác quân sự vẫn là điều bí mật. Trong khi Nhật Bản cũng như Hoa Kỳ và các nước ASEAN chủ trương giải quyết vấn đề biển Đông bằng giải pháp quốc tế th́ Trung Quốc và thường là cả VN cũng nói là giải quyết song phương như kư kết của TBT Nguyễn Phú Trọng trong chuyến đi Trung Quốc vừa rồi."
Nhật Bản và Việt Nam có mối lo chung về sự bành trướng của Trung Quốc.
Ô. Đỗ Thông Minh
Ngay trong lúc tướng Phùng Quang Thanh c̣n đang ở Tokyo, Bộ ngoại giao Việt Nam hôm thứ Năm đă thông báo về chuyến viếng thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tuần tới, cũng với mục đích “tăng cường quan hệ hai nước”.
Trong chuyến đi này, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có cuộc gặp với các nhà lănh đạo Nhật Bản, để bản thảo thêm về các những điều khoản trong bản “Tuyên bố chung Việt– Nhật về phát triển toàn diện quan hệ đối tác chiến lược v́ ḥa b́nh và phồn vinh ở Châu Á".
Việc Việt Nam kư kết các văn kiện hợp tác an ninh với Philippines và Nhật Bản, diễn ra ngay sau các chuyến công du của các nhà lănh đạo Việt Nam đến hai cường quốc Á Châu là Trung Quốc và Ấn Độ, hồi tuần trước.
Những diễn tiến này cho thấy, Việt Nam đang t́m mọi cách thúc đẩy các mối quan hệ đa phương nhằm t́m kiếm giải pháp cho vấn đề Biển Đông, giữa lúc Trung Quốc chỉ muốn giải quyết vấn đề trong khuôn khổ song phương.
Gia tăng pḥng thủ
Quân đội Việt Nam: Chiến đấu cơ Su-30MK2 và tàu ngầm "Kilo" 636 của Nga. (Nguồn : Wikipedia).
Song song với mặt trận ngoại giao, Việt Nam cũng gia tăng khả năng pḥng thủ, tăng cường trang bị cho lực lượng hải quân bảo vệ biển đảo.
Đầu tuần này, cùng với việc tiếp nhận thêm các hệ thống phi đạn pḥng thủ bờ biển Bastion và hai chiếc tàu tuần tra lớp Projeck của Nga, hải quân Việt Nam cũng xúc tiến kế hoạch mua thêm các tàu chiến hiện đại từ Ḥa Lan và Nga.
Phát biểu với báo chí tại Hà Nội, Đại diện Bộ quốc phòng xác nhận Việt Nam đang mua sắm thêm nhiều loại vũ khí mới, nhưng chỉ nhằm tăng cường khả năng phòng thủ chứ không phải với mục đích chạy đua vũ trang.
T́m thấy mỏ dầu
Và cuối cùng, cũng liên quan đến những tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Việt Nam Tuần Qua ghi nhận sự kiện hăng dầu khí ExxonMobil của Mỹ vừa thông báo phát hiện được một mỏ khí đốt lớn tại thềm lục địa miền Trung Việt Nam.
Theo giới quan sát, sự kiện này có thể một lần nữa có thể gây nên những phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh, khi Trung Quốc lâu nay vẫn liên tục t́m cách tạo áp lực lên các công ty dầu khí quốc tế trong việc hợp tác với Việt Nam khai thác các dự án ở Biển Đông.
Được biết, khu vực mà ExxonMobil phát hiện có dầu khí thuộc một lô ngoài khơi bờ biển Đà Nẵng.
Trong một bản thông cáo công bố hôm thứ Năm 27 tháng 10, tập đoàn dầu khí Mỹ cho biết các mũi khoan thăm ḍ đă phát hiện ra một mỏ khí đốt có trữ lượng lớn ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam.
Trong khi đó, các nhật báo tài chính Financial Times của Anh, The Wall Street Journal của Mỹ trích dẫn các giới chức PetroVietnam cho biết, không chỉ có ExxonMobil mà nhiều tập đoàn quốc tế khác như Petronas của Malaysia, Premier Oil của Anh Quốc, Gazprom của Nga và Total của Pháp, cũng tham gia vào các dự án thăm ḍ và khai thác dầu khí trong khu vực này.
Nguồn : RFA