Liên Hợp Quốc và NATO đă quyết định, chiến dịch quân sự ở Libya sẽ kết thúc ngày 31/10/2011.
Nga, nước từng phê phán hành động chống chế độ Muammar al-Gaddafi của NATO đă ủng hộ quyết định. Đồng thời, Moscow tiếp tục đối thoại tích cực với NATO về những bài học rút ra từ hoạt động này.
Điện Kremlin lo ngại cuộc chiến ở Libya chỉ là thử nghiệm đầu tiên thực hiện học thuyết chiến lược mới của NATO, vừa được thông qua năm 2010. Theo đó, sứ mệnh chủ yếu của liên minh hiện nay là bảo vệ dân chủ trên toàn thế giới.
Các nguồn tin của báo
Kommersant ở NATO thừa nhận, liên minh sẽ phải giúp lật đổ các chế độ độc tài “không phải lần cuối cùng”.
Tổng thư kư NATO, ông Anders Fogh Rasmussen (hôm 28/10) viết trong Twitter “Chiến dịch ở Libya kết thúc ngày 31/10. Sứ mệnh quân sự của chúng ta đă hoàn thành”, mấy phút sau khi phiên họp hội đồng liên minh kết thúc ở Brussels, phiên họp đă quyết định kết thúc chiến dịch.
Quyết định của NATO tiếp theo cuộc bỏ phiếu ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, trong đó tất cả 15 thành viên Hộ đồng đă thông qua nghị quyết 2016 chấm dứt uỷ nhiệm cho liên minh quốc tế ở Libya đúng 23h59, giờ địa phương ngày 31/10.
Uỷ nhiệm cho liên minh, ban đầu chủ yếu gồm các đại diện Pháp, Anh và Mỹ, đă dựa trên nghị quyết số 1973 được Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc thông qua ngày 17/3 về thiết lập vùng cấm bay trên lănh thổ Libya. NATO đă tiếp nhận chỉ huy chiến dịch này ngày 31/3.
Liên Hợp Quốc và NATO thống nhất sẽ chấm dứt chiến dịch quân sự tại Libya.
Moscow đă vội vă nhận công cho ḿnh trong việc chấm dứt chiến dịch của NATO. Theo tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Gennady Gatilov, việc bỏ phiếu nghị quyết 2016 là do sáng kiến của Nga.
Nhà ngoại giao này giải thích: “Do những thay đổi trong t́nh h́nh ở Libya, việc duy tŕ vùng cấm bay đă trở nên lỗi thời. V́ vậy Liên bang Nga đă đề xuất băi bỏ chế độ hoạt động của vùng cấm bay này. Sáng kiến của chúng tôi đă được các uỷ viên khác của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc ủng hộ. Kết quả là đă thống nhất được văn bản của dự thảo nghị quyết tương ứng”.
Tuy nhiên, tuyên bố được công bố hôm 28/10 trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Nga thừa nhận, rằng Moscow “nhiều lần đưa ra vấn đề thông qua quyết định như vậy của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc”. Nhưng chỉ sau khi Muammar al-Gaddafi bị giết ở Libya tuần trước mà không phải không có sự giúp đỡ của Không quân NATO th́ mới đạt được sự đồng thuận trong Hội đồng Bảo an.
Về mặt chính thức, NATO phủ nhận bằng mọi cách việc trừ diệt ông Gaddafi là một trong những mục đích chủ yếu của chiến dịch, nhưng trên thực tế, liên minh quân sự này chỉ dám kết thúc sự hiện diện quân sự sau khi giết chết cựu lănh đạo Libya.
Đến nay, mối quan tâm chủ yếu của Nga là xây dựng quan hệ với lănh đạo mới của Libya, mối quan hệ cần để giữ lấy những lợi ích của Moscow ở đất nước Bắc Phi này.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga viết: “Trong khuôn khổ quan hệ hữu nghị với Libya, Liên bang Nga sẵn sàng góp phần khôi phục cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước, trong đó thông qua việc thực hiện các quan hệ làm ăn cùng có lợi. Chúng tôi hi vọng rằng chính quyền Libya, như họ đă nhiều lần tuyên bố, sẽ tôn trọng các cam kết quốc tế”.
Liệu Libya có phải là bài thử cho học thuyết quân sự mới của NATO và nước nào sẽ là "nạn nhân" tiếp theo.
NATO - Bộ máy lật đổ các chế độ không mong muốn?
Tuy nhiên, ngoài tương lai của các dự án của Nga ở Libya, Moscow cũng tích cực bàn với NATO và các thành viên của liên minh quốc tế tham gia chiến dịch quân sự ở Libya một chủ đề khác - khả năng lặp lại kịch bản Libya ở các nước khác.
Nhà ngoại giao Nga tham gia đàm phán với liên minh chia sẻ: “Đối với chúng ta, những cuộc thảo luận này không phải là những luyện tập tranh căi rỗng tuếch. Chúng ta tiến hành đối thoại không phải do muốn phê phán NATO hoặc muốn mô tả liên minh và các thành viên của nó trong vẻ tồi tệ. Cần phải hiểu xem NATO có coi những hành động của ḿnh ở Libya là một thứ ngoại lệ, hay đây là tiền lệ trong khuôn khổ cách hiểu mới của liên minh về sứ mệnh toàn cầu của ḿnh”.
Theo tin tức của báo
Kommersant, vấn đề này đă được thảo luận trong chuyến thăm Moscow tuần này của đại diện đặc biệt của Tổng thư kư NATO James Appatur, cũng như cuộc gặp riêng hôm 26/10 của đại diện toàn quyền Liên bang Nga bên cạnh NATO Dmitry Rogozin với Tổng thư kư Anders Fogh Rasmussen.
Theo những người ở Bộ Ngoại giao Liên bang Nga nói chuyện với báo Kommersant, Moscow rất lo ngại việc NATO trở thành "sen đầm" quốc tế.
Nguồn tin ở Bộ Ngoại giao Nga giải thích: “Chúng tôi đă bày tỏ quan ngại từ năm 2010, khi liên minh đang soạn thảo học thuyết chiến lược mới của ḿnh và nhóm chuyên gia đứng đầu là cựu ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright đến Nga. Trong văn kiện được thông qua ở Lisbon, chúng tôi đă không thấy những mong muốn của chúng tôi”.
Sự lo lắng của Moscow liên quan đến việc, lần đầu tiên ư đồ được ghi trong chiến lược của NATO “cảnh báo khủng hoảng, khắc phục xung đột và ổn định các t́nh huống sau xung đột” được thực hiện trên thực tế ở Libya.
Nguồn tin của báo
Kommersant ở điện Kremlin nói: “Chúng ta thấy việc này sẽ dẫn đến điều ǵ. Liên minh hành động v́ lợi ích của ḿnh trên cơ sở giải thích theo cách mở rộng quyết định của Liên Hợp quốc. Chính Liên Hợp quốc bị gạt sang một bên. Thế là có được một bộ máy lật đổ các chế độ không mong muốn”.
Tuy nhiên NATO bác bỏ mọi điều kêu ca phàn nàn về ḿnh. Nguồn tin của báo Kommersant ở một trong các nước thành viên NATO nói: “Không ai tranh căi là chiến dịch của liên minh ở Libya không liên can ǵ đến việc thiết lập vùng cấm bay như đă ghi trong nghị quyết 1973 của Liên Hợp quốc. Nhưng v́ sao đó những người phê phán quên là nghị quyết buộc các nước và các tổ chức “áp dụng mọi biện pháp cần thiết” để bảo vệ dân thường, trừ việc đưa quân vào chiếm đóng.
Chiến dịch của NATO đúng là một trong những biện pháp cần thiết đó để bảo vệ dân thường. Chúng tôi đă cho rằng bộ máy quân sự của Gaddafi là nguy cơ đối với dân thường. Kết quả là chúng tôi đă phá huỷ nó.
Theo người nói chuyện với báo Kommersant, chiến dịch ở Libya cho thấy rơ mong muốn của NATO hành động chỉ khi được phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc. Nguồn tin của báo Kommersant dẫn lời đại diện NATO cho biết: “Liên minh của chúng tôi có những khả năng quân sự độc nhất vô nhị trên thế giới để giải quyết những nhiệm vụ như vậy. Do đó, chắc là NATO tham gia vào cuộc xung đột loại như vậy không phải là lần cuối”.
Nguyễn Vũ (theo Kommersant)