Giải pháp quân sự cho vấn đề Iran sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề không chỉ trên quy mô khu vực mà c̣n ở cấp độ toàn cầu.
(ĐVO) Phát biểu trên
Đài tiếng nói nước Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, ông Alexander Lukashevich cho rằng, mọi hành động tấn công Iran là không thể chấp nhận được. Ngay cả việc chỉ nêu giả thuyết về chủ đề này cũng đă là nguy hiểm.
Ngay khi báo cáo về chương tŕnh hạt nhân của Iran được IAEA công bố, giới phân tích quốc tế lập tức chỉ ra một số bằng chứng từ bản báo cáo của IAEA cho thấy chương tŕnh hạt nhân của Iran đă lọt ra ngoài ngay cả khi báo cáo chưa được công bố chính thức.
Báo cáo phổ biến thông tin rằng từ năm 2003, Iran đă bắt đầu nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân. Tổng thống Israel, ông Shimon Peres đă tuyên bố ngay rằng Tel Aviv nghiêng về khuynh hướng tấn công quân sự vào các cơ sở hạt nhân của Iran hơn là t́m kiếm giải pháp ngoại giao cho vấn đề.
Theo Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, “việc sử dụng vũ lực chỉ có thể được thực hiện khi có nghị quyết của Hội đồng Bảo an thể theo Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc về tấn công tự vệ. Trong khuôn khổ Hội đồng Bảo an chưa hề có thảo luận về vấn đề này. V́ vậy, ngay cả khi tranh căi giả thuyết, chúng ta cũng không chấp nhận rằng ư tưởng ác mộng như vậy lại có thể được tiến hành trong thực tế”.
Giáo chủ Khamenei cảnh báo sẽ trả đũa nếu Iran bị tấn công.
Cùng quan điểm với Nga, ngày 11/11 tại New York, ông Martin Nesirki, đại diện của Tổng thư kư Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, nhấn mạnh giải pháp đạt được bằng thương lượng là cách duy nhất để giải quyết vấn đề này. Liên Hợp Quốc kêu gọi Iran thực hiện tất cả các quy định cơ bản của nghị quyết Hội đồng Bảo an và Hội đồng thống đốc IAEA.
Giải pháp quân sự cho vấn đề Iran sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề không chỉ trên quy mô khu vực mà c̣n ở cấp độ toàn cầu. Afghanistan, Iraq và Libya là những ví dụ sinh động nhất. “Không cần giải thích cho ai thuật ngữ "kịch bản Libya" nghĩa là ǵ. Mô h́nh bạo lực dẫn đến việc vi phạm nền tảng luật pháp quốc tế”, ông Alexander Lukashevich nhận định.
Khẳng định lập trường của Moscow, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh: “Nga vẫn trung thành với kế hoạch của ḿnh, tiếc là kế hoạch đó đă không trở thành sáng kiến tập thể của "Bộ 6" để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran.
Tuy nhiên, kế hoạch ấy vẫn c̣n trên bàn thảo luận và chúng tôi rất hy vọng rằng nó sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn, dựa trên các bước đối ứng của cộng đồng quốc tế để t́m ra giải pháp ḥa b́nh cho vấn đề Iran mà bây giờ không chỉ là nhân tố gây căng thẳng trong khu vực, mà cho nhiều thành viên cộng đồng quốc tế”.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, ông Alian Juppé cũng chỉ ra rằng, phương pháp cô lập cũng như sử dụng bạo lực đều không giải quyết được vấn đề. Đồng thời kêu gọi triệu tập phiên họp Hội đồng Bảo an về chương tŕnh hạt nhân của Iran nhằm đưa ra lệnh trừng phạt cứng rắn hơn chống Tehran, thay v́ can thiệp quân sự.
Trước đó, Trung Quốc cũng khẳng định các biện pháp trừng phạt không thể giải quyết về cơ bản vấn đề hạt nhân Iran. Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là cách tiếp cận hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề Iran.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nhấn mạnh các ưu tiên hàng đầu là đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao, thúc đẩy đối thoại giữa Iran với nhóm P5+1 (gồm Nga, Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Anh và Đức) và nỗ lực đạt những tiến bộ quan trọng trong sự hợp tác giữa IAEA với Iran.
Người phát ngôn Hồng Lỗi cũng kêu gọi IAEA cần có lập trường công bằng và khách quan, hợp tác với Iran một cách thẳng thắn để làm sáng tỏ những vấn đề cần thiết và giải quyết các vấn đề đó trong khuôn khổ của IAEA.
Tùng Dương (tổng hợp)