Gần 2 tháng sau khi Hà Nội chính thức tổ chức phân làn phương tiện tại 5 tuyến phố của Thủ đô, tới nay kết quả thu được không khả quan...
Vô tác dụng
Theo ghi nhận của PV tại 5 tuyến phố đă phân làn của Hà Nội (Bà Triệu, Phố Huế - Hàng Bài, Xă Đàn, Đại Cồ Việt, Trần Khát Chân, Giải Phóng), t́nh trạng vi phạm diễn ra rất phổ biến, phố nào cũng có. Thậm chí, với nhiều người đi đường cứ thấy chỗ nào trống là đi, bất kể đấy là phần đường của ô tô hay xe máy. Nhưng phổ biến nhất vẫn là xe máy đi sang làn đường của ô tô.
T́nh trạng xe máy, xe đạp lấn làn ô tô diễn ra rất phổ biến tại các tuyến phố đang được phân làn của Hà Nội (Ảnh chụp trên đường Giải Phóng)
Trước đây khi mới tổ chức phân làn, hầu như lúc nào cũng có lực lượng Thanh tra giao thông (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) đứng chốt tại các đọan giao cắt có dải phân cách phân làn để chỉ dẫn, nhắc nhở phương tiện đi đúng làn đường của ḿnh. Vào thời điểm đó, tuy t́nh trạng vi phạm có diễn ra, nhưng cũng không phổ biến, và đa phần vi phạm chỉ diễn ra ở những đoạn không có lực lượng chức năng, hoặc không có dải phân cách cứng.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, lực lượng Thanh tra giao thông cũng vắng bóng hơn, ngày có ngày không, đoạn có đoạn không, nên t́nh trạng vi phạm ngày càng nhiều. Nhiều xe máy lấn hết sang phần đường của ô tô, thậm chí chen lấn dành đường với ô tô để đi. Người sau nh́n người trước, họ cứ thế nối đuôi nhau vi phạm.
Cảnh tượng Thanh tra giao thông đứng ở dải phân cách chỉ làn làn túy c̣i, chỉ gậy nhưng xe máy vẫn đi vào làn của ô tô vẫn nhiều, bất chấp các nỗ lực hướng dẫn của Thanh tra. “Lấn đường th́ lúc nào cũng có, giờ nào cũng gặp, những lúc đường rất vắng, nhưng xe máy vẫn cứ thích đi phần làn đường của ô tô. Lúc họ mới làm, t́nh trạng vi phạm có nhưng ít, c̣n giờ th́ chả khác nào lúc chưa làm ǵ.
Phân làn ǵ mà xe máy th́ đi hết sang phân của ô tô thế. Nhiều lúc ô tô cũng vô tư đi sang phần của xe máy. Đấy là vào giờ thấp điểm, c̣n vào giờ cao điểm th́ không cần phải nói”, hàng ngày chứng kiến cảnh giao thông hỗn loạn trên đường Giải Phóng, bác Nguyễn Huy Dũng, bán hàng tại số 855, đường Giải Phóng (Hà Nội) cho biết.
Khi tổ chức phân làn, Sở GTVT Hà Nội kỳ vọng đây là phương án có thể giảm thiểu ùn tắc, tuy nhiên vào những giờ cao điêm tại các tuyến phố như Bà Triệu, Phố Huế - Hàng Bài t́nh trạng tắc nghẽn vẫn thường xuyên diễn ra, hầu như không có nhiều thay đổi so với thời điểm trước khi phân làn.
Tai nạn liên tiếp
Sau khi các tuyến phố được tổ chức phân làn, ở giữa mỗi làn đường chính được cắm một cột biển và dải phân cách cứng để chỉ dẫn phương tiện đi theo làn. Tuy nhiên, v́ những cột biển, dải phân cách này đă khiến không ít người gặp phải tai nạn tức tưởi v́ đâm phải cột. Nhiều cột biển, dải phân cách bị hư hỏng, phải thay mới.
Nhiều hộp phân cách bị xe đâm nát (Ảnh chụp trên đường Giải Phóng)
Do t́nh trạng và quệt với cột biển báo quá nhiều, làm nhiều cột biển bị hư hỏng, phải thay mới, đơn vị chức năng đă cho lắp đặt các hộp phân cách cứng bằng nhựa, có dùng sơn phản quang đặt trước các cột biển báo để cảnh báo người đi đường, hạn chế những va chạm với cột biển báo.
Tuy nhiên, tới nay t́nh trạng va quệt với dải phân cách, phân làn vẫn diễn ra, thậm chí hầu hết những hộp phân cách đặt trước biển chỉ dẫn phân làn đều bị xe va quệt làm hư hỏng, nứt vỡ… “Có lần những chiếc hộp đấy bị xô đẩy đánh ngang ra đường, tôi phải chạy ra đẩy thẳng nó lại vừa để có lối đi, vừa để tránh cho người sau lại đâm phải”, bác Dũng cho biết thêm.
Lư giải về t́nh trạng trên, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho hay: “Tất cả các biển báo, dải phân cách, vạch sơn chúng tôi đều lắp phản quang, tuy nhiên do người tham gia giao thông thiếu quan sát, phóng nhanh, vượt ẩu đặc biệt là ô tô chạy vào ban đêm… nên mới xảy ra va quệt”.
Cũng theo ông Nguyễn Xuân Tân, chi phí dành cho việc phân làn 5 tuyến phố vừa rồi là khoảng 7,14 tỷ đồng. Dự kiến từ giờ tới cuối năm Hà Nội sẽ tổ chức phân làn, tách ḍng phương tiện thêm 8 tuyến phố nữa, với kinh phí dự kiến khoảng 16,7 tỷ đồng.
(Theo VTC News)