Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đă đưa ra sáng kiến về nguyên tắc có thể giải quyết cuộc khủng hoảng ở Syria láng giềng.
(ĐVO) Cụ thể, ông đă đề nghị Tổng thống Bashar al-Assad ra ứng cử trong cuộc bầu cử trước thời hạn.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ nói với Assad từ Ankara: “Nếu cử tri đưa ông đến quyền lực th́ ông sẽ cầm quyền. Chỉ có thể dùng vũ lực giữ chính quyền trong một giới hạn nhất định nào đó thôi”.
Đồng thời Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul đang ở thăm London đă tuyên bố là nước ông không ủng hộ cuộc can thiệp quân sự của các nước thứ ba chống lại Syria và tự ḿnh sẽ không tiến hành những chiến dịch tương tự.
Người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Cận Đông ở St. Petersburg Gumer Isaev giải thích: “Đưa ra cách thực tiễn ngăn chặn nội chiến ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ thể hiện ai là người chủ thực sự ở khu vực”.
Triển vọng một cuộc nội chiến ngay sát đường biên giới phía Nam không thể không làm Ankara lo lắng, nước này đang phải đối phó với vấn đề người Kurd cho đến nay chưa được giải quyết, chưa kể c̣n sa lầy vào cuộc đối đầu nhiều năm với Israel. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ phải đưa ra trước những biện pháp cần thiết.
Chuyên gia của Trung tâm nghiên cứu chiến lược Cận Đông ở Istanbul Oytun Orhan nói: “Nếu chiến tranh nổ ra ở Syria th́ hàng ngh́n người có thể từ đó chạy sang nước chúng tôi. Để đối phó với trường hợp đó, Thổ Nhĩ Kỳ đă dự kiến thiết lập vùng đệm trên biên giới giữa hai nước, vùng đệm này sẽ được Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ bằng các biện pháp quân sự cùng với các nước khác”.
Theo thông tin của Oytun Orhan, có kế hoạch theo đó phe đối lập Syria có thể có căn cứ ở vùng đệm này, ở đó họ sẽ nhận được vũ khí đạn dược, rồi lực lượng này sẽ được đưa trở lại Syria.
Nếu giải pháp của Thủ tướng Erdogan thành hiện thực, vừa giúp cho Tổng thống Assad ra đi nhẹ nhàng, vừa giúp Thổ Nhĩ Kỳ nâng cao vị thế nước này ở vùng Trung Đông.
Chuyên gia nghiên cứu phương Đông của Viện đánh giá và phân tích chiến lược Sergey Demidenko nói: “Người đứng đầu Hội đồng dân tộc Syria (SNC) được thành lập ở Istanbul Burhan Ghalioun có thể trở thành đ̣n bảy mà Thổ Nhĩ Kỳ định sử dụng nếu nổ ra xung đột”.
Nhưng đây là phương án được chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất. Tạm thời Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra đề nghị giúp Bashar al-Assad giữ thể diện, tiến hành bầu cử và ra đi hợp pháp. Điều này có hiện thực hay không lại là việc khác.
Một nhân vật có uy tín của phe đối lập Syria là Salim Heyerbek, người được gọi là “viện sĩ ở Dammascus” nhận định: “Tôi không hiểu bây giờ làm thế nào để có thể tổ chức bầu cử, khi mà toàn bộ phe đối lập ngồi im ở nhà, c̣n ngoài phố th́ toàn là bọn phỉ có vũ trang. Việc này phải làm từ trước đây kia, c̣n bây giờ th́ nước tôi rơi vào đường hầm không lối thoát rồi”. Tuy nhiên đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành phương án duy nhất để tránh phải giải quyết xung đột ở Syria bằng biện pháp quân sự.
Oytun Orhan cho rằng: “Nếu chúng tôi giải quyết thành công cuộc khủng hoảng này bằng biện pháp hoà b́nh, ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Cận Đông sẽ được tăng lên nhiều lần. Mặt khác, can thiệp quân sự của nước ngoài chắc chắn sẽ dẫn đến một Iraq mới và làn sóng khủng bố mới trên toàn cầu”.
Mùa Xuân và mùa Hè năm 2011, Ankara đă từng phản đối can thiệp quân sự vào Libya cũng không kém tích cực hơn. Khi đó đă không ai để ư đến ư kiến của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên t́nh h́nh Syria hoàn toàn khác: không một hoạt động quân sự lớn nào chống lại Damascus có thể được tiến hành nếu không có sự ủng hộ hay ít nhất sự trung lập của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, nếu Ankara không cho phép các lực lượng can thiệp sử dụng không phận và cơ sở hạ tầng đảm bảo của ḿnh. VàThổ Nhĩ Kỳ th́ không dự định dành cho những kẻ xâm lược tiềm tàng cả thứ này lẫn thứ kia.
Nguyễn Vũ (theo Izvestia)