Biển Đông: Quốc tế hóa là xu hướng đang tiến tới
Hơn 2 năm trước chủ blog tôi có bài viết ngắn, trong đó nêu xu hướng Quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông đă bước đầu xuất hiện ở Việt Nam. (xem lại Entry xếp cuối bài này)
Sở dĩ tôi viết lên ư này v́ biết được tại thời điểm quư 4 năm 2009, với ngoại giao công khai Việt Nam chưa thể đề cập nhiều tới việc này. Nhưng về mặt nghiên cứu học thuật, BNG đă lái vấn đề sang hướng trên bằng cách tạo diễn đàn trao đổi khoa học. Cụ thể cho phép Học viện Ngoại giao đứng ra tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông. Sự việc đă không dừng chỉ ở cuộc hội thảo 2009, sau đó đă có những lần gặp gỡ học thuật hoặc đi sâu hơn về các khía cạnh pháp lư của vấn đề tổ chức ở Việt Nam và nước ngoài.
Suốt năm nay, 2011, sự thể ngày càng rơ hơn là sự trao đổi, các cuộc tranh luận ở cấp quốc gia hoặc quốc tế xung quanh các tranh chấp Biển Đông đă xuất hiện ngày càng nhiều trên các diễn đàn. Đặc biệt là mọi sự đă trở nên “nóng bỏng” với sự “can dự” chính thức và công khai của Hoa Kỳ trở lại khu vực châu Á – Thái B́nh Dương này đi cùng những tuyên bố rơ ràng không úp mở của cả chính giới Mỹ và một số quốc gia phương Tây liên hệ.
Các động thái khác thường này đương nhiên khiến Trung Quốc hết sức bực bội và họ phản ứng ra chiều rất mạnh mẽ. Tuy nhiên Trung Quốc luôn luôn “là Trung Quốc” với các sách lược khôn ngoan đầy mưu mẹo – nói căng không có lợi th́ họ lại chùng xuống, trung ương tỏ ra mềm mỏng th́ lại cho địa phương cứng rắn lên, hoặc bật đền xanh cho thông tin truyền thông la ó, dọa dẫm…
Sự chống trả của Trung Quốc đối với xu hướng Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông là dễ hiểu, bởi Trung Quốc lo ngại những cố gắng theo hướng này sẽ là chất kết dính hoặc cao hơn là "đoàn kết" các nước có tranh chấp với Trung Quốc. Như vậy họ sẽ bị cô lập trên mặt trận ngoại giao.
V́ thế lập trường của Bắc Kinh là “ai có tranh chấp với tôi th́ bàn bạc với tôi”, nghĩa là không cần đến bất cứ ai xen vô. Nghe thoáng qua như vẻ hợp lư. Tuy nhiên đằng sau tuyên bố mang tính lập trường chính thức này chứa đầy cạm bẫy. Đó là v́ Trung Quốc là một quốc gia “khổng lồ” khi so sánh tương quan lực lượng - bề nổi, nh́n thấy, đo lường thấy được – với bất cứ quốc gia nào nằm trong khu vực có vùng biển tồn tại các tranh chấp này. V́ thế ai mà không hiểu, đàm phán riêng rẽ với Trung Quốc ở thời điểm hiện nay th́ bất cứ nước nào cũng khó tránh khỏi thế lép. V́ như thế là đóng cửa bảo nhau, đúng hơn là đóng cửa để ép nhau - mà nước đưa ra sức ép với đối tác bao giờ cũng là Trung Quốc.
Chính v́ thế, nh́n tổng thế các quốc gia Đông Nam Á hiện thời đang đứng ở chiều thuận khi nhiều quốc gia ngoài khu vực đều ủng hộ một cách tiếp cận quốc tế về Biển Đông, từ đấy t́m ra giải pháp. Với chúng ta đây là một tiền đề cần tận dụng để thúc đẩy xu thế Quốc tế hóa vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Đương nhiên những trở ngại và khó khăn không phải v́ thế mà giảm đi v́ đối tượng để thương lượng và đàm phán là Trung Quốc th́ đừng bao giờ ảo tưởng. Nhưng dù sao các tranh chấp ở Biển Đông nếu được sự tham gia của nhiều bên, nhiều thế lực chính trị và kinh tế khác nhau sẽ tránh được các hành động bắt nạt của Trung Quốc. Cứ xem các phản ứng quá mức cần thiết của Bắc Kinh đối với các phát biểu mang tính Quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông th́ rơ các tính toán của nước này với mưu đồ chiếm trọn biển Nam Hải (chữ dùng của TQ chỉ Biển Đông).
Để có những so sánh cần thiết, xin giới thiệu lại bài “đặt vấn đề” hơn 2 năm trước (bài post lên 21/10/2009) cùng với một số bài xuất hiện gần đây về vấn đề Quốc tế hóa Biển Đông.
Vệ Nhi (giới thiệu)
nguyenvinh blog
|