Tác giả: Viết Lê Quân
Những cuộc biểu t́nh sinh ra từ đâu? Do mục đích chính trị hay bởi những người dưới đáy xă hội? Người Trung Quốc lại có một triết lư: “Trong cái thế giới không công bằng này, cái chúng ta cần làm không phải là sự truy cầu sự công bằng, mà là trong sự không công bằng đó giành được thắng lợi”.
Trung Quốc là một quốc gia kỳ lạ. Một ẩn dụ của giới phân tích phương Tây thường được đem ra nhằm thể hiện h́nh ảnh trái khoáy nhất về quốc gia này: "Nước nghèo giàu có".
Trong khi tổng khối lượng kinh tế của Trung Quốc nh́n lên chỉ xếp sau Mỹ, th́ vẫn c̣n quá nhiều nông dân phải cắm mặt xuống đất.
Cánh cổng khép kín của quốc gia này đă khiến cho nhiều con số trở nên câm lặng. Như một sự toa rập với định hướng chỉ đạo, một phần trong hệ thống truyền thông đại chúng vẫn ca ngợi sự thịnh vượng của đất nước, thay cho chuyện mổ xẻ cái nghịch lư dân nghèo nước giàu.
Nhưng dù thế nào đi nữa, hàng chục ngàn cuộc khiếu kiện và biểu t́nh của người dân xảy ra hàng năm cũng đă cho thấy một sự thật không giống như lề thói tuyên truyền. Chiếm đa số trong khối phản ứng đó lại là thành phần nông dân. Và lư do chính cho đại đa số vụ khiếu kiện xuất phát từ vấn đề đất đai.
Ô Khảm: Bắt đầu vỡ bờ?
2011 có thể được xem là "năm bản lề" của quá tŕnh chuyển hóa từ lượng sang chất. Khác với hoạt động khiếu kiện tuy nhiều về số lượng nhưng diễn ra manh mún và thiếu chiều sâu vào những năm trước, thời điểm tháng 12 năm 2011 lại đă đưa cái tên Ô Khảm lên bản đồ thế giới.
Sự việc hoàn toàn bất ngờ đối chính quyền tỉnh Quảng Đông đă xảy ra tại làng nhỏ Ô Khảm. Tại đây, chính sách bồi thường của chính quyền địa phương với giá rẻ mạt cho phần đất được trưng thu đă khiến cho dân chúng bức xúc. Bức xúc đó lại được tích tụ theo năm tháng để trở thành bất măn cao độ. Nhưng thay v́ điều chỉnh tăng giá bồi thường cho đất nông nghiệp và lo lắng chỗ ở mới cho người dân mà trước đó chẳng mấy quan chức lưu tâm, chính quyền địa phương lại tiến hành bắt giữ 4 người cầm đầu của cuộc khiếu kiện.
Một trong 4 người bị bắt giữ, Tiết Kim Ba, đă chết tại nơi bị giam giữ. Cũng như một số cái chết với nguyên nhân mờ ám xảy ra tại những đồn cảnh sát Trung Quốc, lần này nghi vấn về việc công dân Tiết bị tra tấn cũng trở nên rất sâu sắc và do đó đă thổi bùng làn sóng phản kháng của 13.000 dân làng Ô Khảm.
Làn sóng phản kháng càng trở nên quyết liệt khi chính quyền địa phương không những không trả thi thể người bị chết cho gia đ́nh, mà c̣n huy động hàng ngàn cảnh sát vũ trang bao vây và phong tỏa ngôi làng, khiến cho người dân nơi đây lâm vào t́nh cảnh thiếu thốn lương thực.
Mối quan hệ giữa dân chúng và chính quyền địa phương v́ thế cũng trở nên đối đầu, thay cho trạng thái bức xúc về tư tưởng chỉ cách đó mấy tháng.
|
Người dân Ô Khảm biểu t́nh phản đối điều mà họ cho là đất đai bị tịch thu bừa băi. Ảnh: AP |
Chỉ đến khi chính quyền trung ương buộc phải tỏ ra ḥa dịu hơn đối với yêu sách của người dân Ô Khảm, chấp nhận thả những người bị bắt, thậm chí một trong số họ c̣n được "cơ cấu" thành bí thứ đảng ủy Ô Khảm, cuộc tuần hành dự kiến của 13.000 dân làng lên Bắc Kinh mới tự động chấm dứt.
Bạo lực là thủ đoạn sau cùng...
Thực ra, Ô Khảm chỉ giống như một cái van xả lũ.
Nhiều cuộc biểu t́nh chống trưng thu ruộng đất đă được đẩy lên đến đỉnh điểm từ giữa năm 2011. Thời điểm này lại trùng hợp với thời gian mà hoạt động xâm phạm lănh hải của Trung Quốc được gia tăng một cách bất thường tại khu vực biển Đông thuộc Việt Nam.
Sau đó, một giả thuyết của giới phân tích chính trị đă trở nên có lư, khi vào đầu quư 3/2011, cùng thời gian với không khí lắng dịu lại trong nội tại Trung Quốc, những hoạt động vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam cũng "tự nhiên" mờ nhạt. Rất có thể, một chiến dịch đánh lạc hướng dư luận trong nước ra khu vực biển Đông, và do đó giúp làm dịu bớt những căng thẳng về tư tưởng, đă được các cơ quan tư tưởng và quân sự Trung Quốc dàn dựng một cách công phu.
Chỉ có điều, không phải cứ chi tiền là công việc sẽ trở nên hiệu quả. Chỉ một thời gian ngắn sau khi kết thúc chuỗi biểu t́nh phản đối Trung Quốc ở Hà Nội, làn sóng biểu t́nh chống trưng thu đất đai và chống ô nhiễm môi trường lại dâng lên ở Trung Quốc, nhưng với cường độ và biên độ sóng mạnh hơn, cao hơn những làn sóng trước đó.
Vào tháng 11/2011, ba anh em một gia đ́nh nhà nông ở huyện Vĩnh Niên, tỉnh Hà Bắc đă đồng ḷng tự thiêu để phản đối hành động sử dụng vũ lực với lực lượng lên đến 300 người của chính quyền huyện này, nhằm trưng thu một cánh đồng lúa ḿ của nông dân.
Những nhân chứng tại địa bàn này cho biết những người bị lấy đất cảm thấy tương lai hoàn toàn vô định. Chính quyền đă lấy đất của dân một cách ngang nhiên, không bồi thường mà cũng không quan tâm đến số phận của các nông dân bị mất đất cày.
Bế tắc đă lên đến đỉnh điểm, kết tụ thành những hành vi tự phát và cả vô thức.
Sau khi vụ việc Ô Khảm xảy ra, ngay cả Nhân dân nhật báo, một tờ báo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng phải bày tỏ ư kiến phê phán thái độ của chính quyền tỉnh Quảng Đông trong việc không "đáp ứng các đ̣i hỏi có lư của dân làng" và do vậy đă làm cho "bạo lực leo thang".
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu "
Bạo lực là thủ đoạn sau cùng của kẻ không có năng lực". Sự thừa nhận của tờ Nhân dân nhật báo có lẽ cũng gián tiếp xác nhận thực tế cầm quyền của chính quyền.
Vậy từ đâu đă phát sinh ra biểu hiện phản ứng quyết liệt của người nông dân? Do mục đích chính trị hay bởi những người dưới đáy xă hội?
Câu trả lời là "sự oán giận của dân chúng", được phát ra bởi chính thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.
Câu trả lời đó cũng ra đời trong bối cảnh xă hội Trung Quốc ngày càng đặc biệt trầm trọng với hố sâu phân cách người giàu và người nghèo - một hệ lụy không tránh khỏi của "Nước giàu người nghèo".
Hệ lụy kinh tế hay bất công xă hội?
Nhưng những hệ lụy về kinh tế đă đủ lớn để dẫn đến phản ứng đất đai và hậu quả bạo lực trong năm 2011?
Vẫn c̣n một nguồn cơn khác: hố phân cách giàu nghèo quá lớn ở Trung Quốc cũng đang dẫn đến thái độ được coi là "thù địch" của người nghèo đối với người giàu.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm của Thụy Sỹ là Credit Suisse đă khẳng định một sự thật rằng Trung Quốc là một trong những nước có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất thế giới, cao hơn nhiều so với công bố chính thức: nhóm 10% dân số giàu nhất có thu nhập b́nh quân đầu người 97.000 nhân dân tệ, tương đương 14.280 USD, cao gấp 65 lần so với nhóm 10% nghèo nhất. Trong khi đó, báo cáo từ Cục thống kê Trung Quốc đưa ra tỷ lệ phân cách chỉ 23 lần (năm 2010). C̣n trước đó vào năm 2008, cũng Cục thống kê Trung Quốc đă đưa ra tỷ lệ phân cách chỉ có 9 lần, trong khi một cuộc điều tra độc lập của giáo sư Vương Tiểu Lỗ thuộc Quỹ Cải cách Trung Quốc đă cho thấy khoảng cách này lên đến 25 lần.
Thực tế là tại nhiều vùng xa thành thị ở Trung Quốc, mặt bằng thu nhập b́nh quân của người dân vẫn c̣n rất thấp, những điều kiện sống và môi trường giáo dục, y tế, đi lại không được đảm bảo so với tất cả những ǵ tốt nhất mà giới giàu có được hưởng.
Hệ số Gini (thước đo mức phân phối thu nhập trong một xă hội) ở các vùng nông thôn đă tăng từ 0,35 lên đến 0,38 trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, cho thấy sự bất b́nh đẳng ngày càng tăng trong khu vực này. Theo chuẩn quốc tế, hệ số Gini ở mức 0,4 cho thấy sự bất b́nh đẳng ở mức nguy hiểm.
Sự bức xúc và bất măn của dân chúng cũng căn cứ vào vấn nạn ngày càng nhiều quan chức nhà nước t́m cách tuồn nguồn tiền có được từ tham nhũng ra tài khoản ngân hàng nước ngoài, gửi vợ con ra nước ngoài và đến lượt ḿnh có thể sẽ "biến" ra nước ngoài một khi có điều kiện thuận lợi.
Một điểm trùng hợp cũng cần ghi nhận là tỷ lệ "quỹ đen" của giới nhà giàu Trung Quốc chiếm đến gần 1/3 GDP, lại bằng với giá trị tham nhũng tại quốc gia này - cũng khoảng 1/3 GDP. Nhà nghiên cứu Vương Tiểu Lỗ của Quỹ Cải cách Trung Quốc đă t́m ra con số tham nhũng lên đến 9.600 tỷ NDT (khoảng 1.500 tỷ USD). Với những quan chức nằm trong diện tham nhũng đậm đà như thế, hiển nhiên cách thức an toàn nhất của họ là đi theo xu hướng di cư của giới giàu có ra nước ngoài, vừa có thể rửa tiền bất chính, vừa an toàn hơn hẳn so với việc tiếp tục ở lại trong nước.
Vào tháng 6/2011, một công bố khá bất thường của Ngân hàng trung ương Trung Quốc đă cho thấy các quan tham Trung Quốc đă gửi ra nước ngoài đến 120 tỷ USD trong giai đoạn 1990-2008. Những địa chỉ được ưa chuộng gửi tiền là Mỹ, Australia, Canada và Hà Lan. Cùng với sự bốc hơi tài chính là sự bốc hơi về con người khi có đến 16.000 - 18.000 quan chức và nhân viên các công ty quốc doanh đă rời khỏi Trung Quốc.
Hiện tượng giàu đột biến ở Trung Quốc cũng kéo theo một hiện tượng xă hội ở quốc gia này: nhiều người nghèo đă công khai chỉ trích lớp người thượng lưu muốn rời khỏi Trung Quốc là "không có ḷng yêu nước".
Giành thắng lợi trong sự không công bằng
Trong bối cảnh những cuộc biểu t́nh của dân chúng, xảy ra ở Ô Khảm về chống trưng thu đất đai và ở thành phố Hải Môn (Giang Tô) về chống ô nhiễm môi trường vào tháng 12/2011, việc xuất hiện những lời lẽ phê phán từ tờ Nhân dân nhật báo, cũng như sự thừa nhận về "phản kháng" và lời kêu gọi "ḥa giải" của chính bộ trưởng công an Chu Vĩnh Khang, đă cho thấy tự thân những cuộc biểu t́nh này, cũng như nhiều cuộc biểu t́nh trước đó, không mang sắc màu chính trị mà chỉ khởi nguồn từ nhu cầu đ̣i quyền dân sinh thiết thân của người dân.
Chính trị không phải tự thân vận động, cũng như các nhóm đ̣i quyền dân chủ ở Trung Quốc sẽ khó có thể đạt được nguyện vọng của họ chỉ đơn thuần bằng những khẩu hiệu có vẻ như hơi trừu tượng và ít liên hệ đến đời sống hàng ngày của tầng lớp b́nh dân. Nhưng nếu chính trị bị tác động bởi nguyên cớ xác đáng là những bức xúc, bất măn xă hội th́ tự thân chính trị có thể bị thay đổi.
Người Trung Quốc lại có một triết lư: "
Trong cái thế giới không công bằng này, cái chúng ta cần làm không phải là sự truy cầu sự công bằng, mà là trong sự không công bằng đó giành được thắng lợi".
Trong trường hợp Trung Quốc, bức xúc xă hội bắt nguồn từ đời sống kinh tế và thu nhập, nạn tham nhũng tuột cương, cũng như hố phân cách giàu nghèo đă quá lớn và quá đủ sâu - điều quá khó để có thể đổi thay vào lúc này, trong bối cảnh khác hẳn với sự kiện Thiên An Môn gần một phần tư thế kỷ trước đây.
Tuần Việt Nam