Trong chiến lược mở rộng ảnh hưởng ra bên ngoài, Trung Quốc xác định Trung Á giữ vai tṛ then chốt, là “cầu nối” giúp Bắc Kinh hiện thực hóa những tham vọng đă ấp ủ từ lâu.
Được mệnh danh là “căn cứ năng lượng của thế kỷ XXI” với trữ lượng dầu lửa, khí đốt vô cùng dồi dào, Trung Á chính là “vùng đệm” trong bàn cờ chiến lược của các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU).
Khu vực này c̣n được cộng đồng thế giới chú ư tới như “sào huyệt” của chủ nghĩa khủng bố và các vấn đề Hồi giáo. Sự bất ổn định tại Trung Á sẽ đe dọa an ninh quốc pḥng, cũng như nguồn cung năng lượng của Trung Quốc. Hơn nữa, tăng cường quan hệ với các nước Trung Á cũng giúp Trung Quốc “thực hiện các mục tiêu chiến lược của ḿnh, trước hết tập trung vào lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên”.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng muốn hạn chế ảnh hưởng và sự chi phối của Mỹ tại đây bởi “sự can thiệp của Mỹ vào Trung Á thức tỉnh Trung Quốc và Nga rằng, khu vực này không c̣n là đặc quyền ảnh hưởng của Bắc Kinh và Moscow”.
Lănh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào công du các nước Trung Á nhằm thúc đẩy chiến lược đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng. Ảnh minh họa: BBC.
Trung Á: địa bàn chiến lược
Trung Á chính là quyền lợi sát sườn, là “bước đệm” của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, từ kinh tế đến an ninh quốc pḥng.
Vị trí địa chiến lược quan trọng
Trung Á nằm giữa ngă ba châu Á - châu Âu và Trung Đông, gồm 5 quốc gia Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Khu vực này là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa, tôn giáo, là một phần của con đường tơ lụa nổi tiếng một thời. Do đó, bất kỳ một sự kiện nào xảy ra, không chỉ ảnh hưởng tới khu vực mà c̣n tác đồng rất lớn đền phần c̣n lại của thế giới.
Chi phối các vấn đề an ninh
Trung Á có liên quan tới nhiều vấn đề an ninh của Trung Quốc. Thật vậy, Trung Quốc có 3.000km biêng giới giáp 3 nước Trung Á là Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan. Khu vực này c̣n được cộng đồng thế giới chú ư tới như “sào huyệt” của chủ nghĩa khủng bố và các vấn đề Hồi giáo. Sự bất ổn định tại Trung Á sẽ đe dọa an ninh quốc pḥng, cũng như nguồn cung năng lượng của Trung Quốc. Những bất ổn tại Trung Quốc vừa qua, điển h́nh là tại Tân Cương, Tây Tạng được cho là có liên quan tới những phần tử khủng bố, ly khai tại Trung Á. Giới lănh đạo Bắc Kinh nhận định, kiểm soát chặt chẽ khu vực này sẽ “chia cắt” được những kẻ nổi dậy, từ đó sẽ từng bước ổn định chính trị nội bộ, xây dựng đất nước.
Rốn dầu thế giới
Trung Á có vai tṛ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, là nguồn cung tài nguyên thiên nhiên đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế đang “khát” năng lượng Trung Quốc. Các số liệu thống kê cho thấy, về dầu mỏ, Kazakhstan có trữ lượng 39,8 tỷ thùng, Turkmenistan và Uzbekistan có 6 tỷ thùng; về khí đốt, trữ lượng của Kazakhstanlà 2.407 tỷ m3, Turkmenistanlà 7.504 tỷ m3 (chiếm 1/3 trữ lượng của thế giới).
Chỉ riêng Kazakhstan chiếm tới 3% trữ lượng dầu, 4% trữ lượng than và 15% trữ lượng uranium toàn cầu. Ngoài ra, đây c̣n là quốc gia có trữ lượng kẽm, ch́ và chromite lớn nhất thế giới. Chưa dừng lại ở đó, Kazakhstan c̣n nằm trong tốp 10 quốc gia cung cấp đồng, quặng sắt, vàng và mangan lớn nhất thế giới.
Thị trường hấp dẫn
Trung Á là thị trường hấp dẫn đối với hàng hóa Trung Quốc, là điểm đầu tư hấp dẫn đối với các thương nhân người Tàu. Hàng Trung Quốc giá rẻ phù hợp với khả năng chi tiêu của người dân khu vực này nên rất được ưa chuộng tại đây. Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với Trung Á đạt kỷ lục 25,9 tỷ USD năm 2009 so với 527 triệu USD của năm 1992.
Trung Quốc xuất khẩu sang Trung Á các mặt hàng may mặc, điện tử đồ dùng dân dụng cùng nhiều sản phẩm khác. Hàng hóa giá rẻ Trung Quốc đă nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường khu vực này. Con đường tơ lụa nổi tiếng đi qua khu vực này một thời giờ đây tràn ngập xe vận tải hàng hóa của Trung Quốc. Ở Tajikistan, các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc đang đẩy mạnh các dự án đầu tư đường cao tốc, đường ray xe lửa và các hệ thống ống dẫn dầu. Kyrgyzstan trở thành điểm trung chuyển quan trọng để hàng hóa Trung Quốc thâm nhập khu vực biển Caspi, vào thị trường Nga và châu Âu. Các đường ống dẫn dầu đi qua Trung Á vận chuyển dầu và khí đốt từ Nga, Kazakhstan và Turkmenistan tới Trung Quốc.
Ḱm chế đối thủ
Không chỉ phục vụ các mục đích kinh tế, quốc pḥng an ninh mà Trung Quốc tăng cường quan hệ với Trung Á để nhằm hạn chế ảnh hưởng của một số nước tại khu vực này, chẳng hạn Mỹ, Nga, Đức… Mới đây, ngày 8/2/2012, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev kư một thỏa thuận chiến lược cho phép các công ty Đức được quyền thăm ḍ và khai thác khoáng sản tại Kazakhstan đổi lại các khoản đầu tư vào công nghệ, xe lửa, cơ sở hạ tầng…trị giá bốn tỷ USD - động thái này được xem là khiến Trung Quốc quan ngại.
Về phần ḿnh, Mỹ xác định Trung Á là một mắt xích quan trọng trong việc thực hiện chiến lược “Đại Trung Đông” nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên chiến lược và thực hiện ư đồ bá chủ thế giới. Với việc đưa Trung Á vào tầm kiểm soát, Mỹ c̣n nhằm mục đích cắt đứt mối liên hệ trực tiếp giữa Trung Quốc với khu vực giàu dầu mỏ này nhằm ngăn chặn Trung Quốc phát triển thực lực về phía Tây. Bên cạnh đó, việc Washington tăng cường hiện diện quân sự ở Trung Á cũng buộc Bắc Kinh phải đưa ra nhiều quyết sách đẩy mạnh quan hệ với khu vực này nếu không muốn khu vực địa chiến lược này “rơi” vào tay Mỹ.
Đó là chưa kể tới Nga - quốc gia có quan hệ đặc biệt với Trung Á - cũng đang t́m mọi biện pháp tái xác lập ảnh hưởng và vị thế của ḿnh tại không gian hậu Xô Viết. Trung Á luôn được coi là “sân nhà”, là hậu phương để thúc đẩy “gấu Nga” phát triển. Moscow cho rằng, điều quan trọng nhất trong chiến lược của nước này tại Trung Á là bảo đảm vị trí khai thác, vận chuyển dầu mỏ, khí đốt tại Trung Á, đồng thời ngăn chặn không cho bất cứ một cường quốc nào giành được vị trí chiến lược tại đây.
Những phân tích trên cho thấy, Trung Á là “mắt xích” quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, mở rộng ảnh hưởng ra thế giới bên ngoài của Trung Quốc. Hơn nữa, đây c̣n là khu vực giúp Bắc Kinh ổn định nội bộ, chia cắt các phần tử cực đoan vốn đang khiến các nhà hoạch định chính sách phải đau đầu.
Thế Phương