Trung Quốc bắn tiếng đe dọa đánh cả Việt Nam và Philippines nếu tàu đánh cá của họ bị bắn.
Lời đe dọa này được diễn tả qua bài b́nh luận trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo hôm 12 tháng 4, 2012 ở Bắc Kinh, khi báo này đề cập tới vụ tàu chiến của Philippines lục soát tàu đánh cá Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa mà hai bên đều xác định chủ quyền.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo viết: “Nếu tàu đánh cá của Trung Quốc bị tàu chiến của Việt Nam hay Philippines tấn công, điều này báo hiệu tranh chấp leo thang mà phản ứng của Hải Quân Trung Quốc sẽ dự trù xảy ra.”
Báo này c̣n dọa rằng nếu có xung đột quân sự xảy ra trên Biển Đông, Trung Quốc sẽ không bắn trước nhưng sẽ phản ứng thích đáng.
Lính Philippines đang khám xét tàu đánh cá của Trung Quốc mà họ nói đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển của Philippines. (H́nh: AP)
Hai tàu hải giám của Trung Quốc (mang số 75 và 84) được phái tới ngăn cản tàu chiến của Philippines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc hôm Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012 mà Philippines nói khai thác hải sản bất hợp pháp ở băi san hô Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham tiểu đảo), chỉ cách đảo Luzon của Philippines khoảng 124 hải lư (hay khoảng 230 km) về phía Tây.
Vụ việc này khá căng thẳng v́ Philippines cử thêm một chiến hạm khác đến tăng cường. Tuy nhiên, hăng thông tấn AP cho hay Manila và Bắc Kinh đồng ư giải quyết các tranh chấp bằng h́nh thức ngoại giao.
Ngoại Trưởng Philippines Albert del Rosario cho hay ông đă gặp Đại Sứ Trung Quốc Mă Khắc Khanh và cả hai phía đều xác định lập trường của nước ḿnh về chủ quyền đối với khu vực băi san hô Scarborough và không nhượng bộ.
Một số ngư dân Trung Quốc đứng trên chiếc tàu đánh cá của họ bị Philippines bắt giữ với tang vật là các con ṣ khổng lồ. Tuy nhiên, 2 tàu hải giám của Trung Quốc đă tới can thiệp và ép chiến hạm Philippines phải thả ngư dân. Chính phủ Philippines loan báo đồng ư thảo luận giải quyết các tranh chấp chủ quyền biển đảo bằng ngoại giao. (H́nh: AP)
Cả Philippines và Trung Quốc đều tỏ ra cứng rắn về lập trường. AP thuật lời ông Rosario nói với đại sứ Trung Quốc: “Nếu Philippines bị thách đố, chúng tôi chuẩn bị bảo vệ chủ quyền lănh thổ.”
Một phi cơ quan sát của Philippines phát giác 8 tàu đánh cá Trung Quốc đậu ở băi san hô Scarbourough. Lập tức, chiếc tàu chiến lớn nhất của Philippines (mới mua lại tàu tuần biển của Mỹ) được phái đến. Ngày Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012 thủy thủ Philippines lên các tàu đánh cá Trung Quốc để kiểm soát. Họ thấy trên đó từ san hô, ṣ khổng lồ, cá mập tươi trên chiếc tàu thứ nhất.
“Các ngư dân Trung Quốc khai thác thủy sản bất hợp pháp và thu vét các loại thủy sản có nguy cơ tuyệt chủng.” Ông Rosario nói trong cuộc họp báo ở Manila hôm Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012.
Hai chiếc tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện và chen vào giữa tàu chiến của Philippines với các tàu đánh cá Trung Quốc để ngăn chặn việc bắt giữ ngư dân của họ.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo nói Bắc Kinh đă phản đối quyết liệt hành động của tàu chiến Philippines và nói ngược lại rằng tàu Philippines đă xâm phạm chủ quyền lănh thổ của Trung Quốc.
“Chúng tôi kêu gọi (Manila) chấm dứt gây rắc rối mới và hợp tác với Trung Quốc để tạo ra các điều kiện tốt để phát triển quan hệ giữa hai nước.” Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung quốc Lưu Vi Dân nói ở Bắc Kinh hôm Thứ Tư.
Băi san hô Scarbourough chỉ cách Luzon 124 hải lư, tức trong phạm vi đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng Trung Quốc lại nói nó nằm trong cái “Lưỡi Ḅ” quái ác của Bắc Kinh. (H́nh: Internet)
Trong bài b́nh luận đề ngày Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012 (ngày giờ Bắc Kinh), tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngoài việc đả kích và đe dọa Philippines và Việt Nam, báo này giả bộ nói rằng, “Ḥa b́nh và ổn định khu vực luôn luôn là điều Trung Quốc đeo đuổi” (hàm ngụ phải tuân theo các đ̣i hỏi chủ quyền ngang ngược của Bắc Kinh) nhưng Trung Quốc không nhượng bộ trái nguyên tắc cho các sự vô trách nhiệm của các nước láng giềng. Một phản ứng quyết liệt để bảo vệ lợi ích của ḿnh sẽ đến từ Trung Quốc.”
Năm ngoái, Hoàn Cầu Thời Báo cũng như tướng tá Trung Quốc đă đe dọa đánh Việt Nam và Philippines nhiều lần khi đề cập đến tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Bất ổn trên Biển Đông lại có dấu hiệu leo thang từ khi có cuộc họp thượng đỉnh ASEAN ở thủ đô Cam Bốt vào các ngày 3 và 4 tháng 4, 2012. Tổng thống Philippines nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông và được thủ tướng Việt Nam hậu thuẫn, bằng giải pháp đa phương.
Báo chí Bắc Kinh đua nhau chỉ trích và đe dọa rồi nay xảy ra căng thẳng trên biển. (TN)