Văn pḥng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc ở Geneva nói Hoa Kỳ nên trả lại cho thổ dân bản địa những khu đất được coi là thiêng liêng của họ.
Mount Rushmore có khắc tượng 4 tổng thống Hoa Kỳ (từ trái sang phải: George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt, Abraham Lincoln) nằm trong lănh thổ Black Hills, một khu đất thiêng liêng của dân da đỏ Sioux. (H́nh: Karen Bleier/AFP/Getty Images)
Đặc phái viên James Anaya sau 12 ngày đến thăm viếng gặp gỡ các đại diện thổ dân ở District of Columbia, Arizona, Alaska, Oregon, Washington, South Dakota và Oklahoma cũng như các giới chức chính quyền Hoa Kỳ, đă đề xuất ư kiến này, công bố trong thông cáo báo chí tuần qua. Ông nói: “Tôi được nghe nhiều câu chuyện có bằng chứng về niềm đau sâu xa mà những thổ dân hăy c̣n tiếp tục cảm nhận qua lịch sử đàn áp mà họ đă từng trải.”
Sự đàn áp, theo ông, bao gồm từ việc cướp đất và tài nguyên, tách rời trẻ con khỏi gia đ́nh và cộng đồng cho đến sự hủy diệt ngôn ngữ, vi phạm hiệp định đă thỏa thuận và những sự bạo hành có nguồn gốc kỳ thị sắc tộc. Ông Anaya hoan nghênh quyết định của Liên Hiệp Quốc ủng hộ bản tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc năm 2010 về quyền của thổ dân và những biện pháp đă được chính quyền thực hiện, tuy nhiên ông cho rằng cần phải làm hơn nữa.
Mặc dầu không có giá trị cưỡng chế, những đề nghị của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc có một giá trị đạo lư ảnh hưởng tới các chính phủ.
Trong số những ghi nhận của ông Anaya, nguồn thực phẩm của thổ dân ở Alaska và lănh thổ Tây Bắc Thái B́nh Dương phụ thuộc vào săn bắn và đánh bắt cá. Nhiều quy định ở những nơi này đă khiến thổ dân mất khả năng khai thác tài nguyên của họ. Việc khai thác quặng mỏ ở một số nơi khác đưa tới hậu quả gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường.
San Francisco Peaks ở Arizona và Black Hills ở South Dakota là những khu đất thiêng liêng của thổ dân và ông Anaya đề nghị trao trả lại họ. Black Hills là khu đất thiêng của bộ tộc Sioux, trong đó có công viên quốc gia Mount Rushmore nơi khắc tượng 4 vị tổng thống Hoa Kỳ.
Theo hiệp ước kư kết năm 1868, vùng đất này thuộc về dân Sioux. Nhưng ít lâu sau đó người ta t́m thấy vàng ở đây và Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành đạo luật chiếm lănh khu vực ấy. Năm 1980, Tối Cao Pháp Viện Liên Bang phán quyết việc chiếm đát là bất hợp pháp và chính quyền phải bồi thường. Tuy nhiên dân Sioux không chịu nhận tiền và tiếp tục đ̣i lại quyền sở hữu lănh thổ.
HC - NV