Tôi 'sống sót' sau đêm mua đơn vào trường Thực Nghiệm - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2012 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-15-2012   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 143,037
Thanks: 11
Thanked 13,367 Times in 10,674 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 178
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Tôi 'sống sót' sau đêm mua đơn vào trường Thực Nghiệm

Tôi là người mẹ có một con lớn đang học lớp 3 ở Trường Thực Nghiệm, và đang xin cho con thứ 2 vào học cùng trường.

Tôi có mặt trong đám đông hỗn loạn 'xô đổ cổng trường' đêm đó, và đây là những lời tôi muốn chia sẻ - không phải tư cách nhà báo, mà là của một phụ huynh học sinh.


Tôi đã có mặt trong đám đông ấy...

Trước hết phải khẳng định luôn một điều, tôi viết bài này không nhằm mục đích 'thanh minh thanh nga' cho hành động của những phụ huynh học sinh xếp hàng đêm 12/5 vừa rồi. Đó là một là một việc quá tệ hại đáng xấu hổ, mà tôi đã là một người đóng góp vào sự tệ hại đó. Tôi và những phụ huynh ấy xứng đáng bị ném đá.

Điều thứ 2 tôi muốn khẳng định là tôi không có ý định viết bài này nhằm PR cho trường Thực nghiệm, bởi trường đó không những không cần PR mà có lẽ giờ đây nhà trường và các phụ huynh chỉ cầu mong có cách thoát khỏi áp lực và độ quan tâm quá tải này.

Sau đêm kinh hoàng đó, những hình ảnh được đăng tải trên các trang báo đã nói lên nhiều điều, có câu hỏi lớn nhất đọng lại trên các diễn đàn là Vì sao các phụ huynh phải khổ sở đến vậy để cho con vào được trường Thực nghiệm bằng được?

Nhiều người 'đổ lỗi' cho Giáo sư Ngô Bảo Châu vì ông đã học trường này thời niên thiếu nên các phụ huynh mang ảo tưởng con họ sẽ thành những 'Ngô Bảo Châu' tiếp theo. Đó cũng là một thực tế, nhưng thực ra Ngô Bảo Châu chỉ học vài năm đầu ở Thực Nghiệm, sau đó ông chuyển sang trường khác, rồi du học...

Nói như thầy Hiệu trưởng Trường Thực Nghiệm Nguyễn Kim Xuân thì GS Ngô Bảo Châu là 'sản phẩm' của nhiều thầy cô, trường lớp và nền giáo dục khác nhau - và trên hết - là nỗ lực tự thân của Ngô Bảo Châu chứ không phải "Ngô Bảo Châu thành công vì học trường Thực Nghiệm".

Ảnh hưởng từ thành công và danh tiếng của Ngô Bảo Châu đến trường Thực Nghiệm (nếu có) chỉ là làm tăng thêm độ quan tâm của xã hội, và làm cơn ác mộng vốn có của nhà trường và các phụ huynh thêm trầm trọng (xin lỗi GS Châu!)

Trên thực tế, Ngô Bảo Châu mới được người dân biết đến từ khi ông nhận giải Field năm 2010. Nhưng những cảnh chen chúc mua đơn vào trường Thực Nghiệm đã trở thành quen thuộc trong nhiều năm trước đó.

Vì sao?

Trước khi xin cho con đầu vào trường, tôi cũng tham khảo thông tin trên khắp các diễn đàn dành cho những người làm cha mẹ, cũng như những người có con học trường này.

Cùng với kinh nghiệm thực tế từ mấy năm con trai học ở đây, và từ đêm đứng chôn chân đến nghẹt thở vừa rồi, nghe những chia sẻ của những phụ huynh khác, tôi ngộ ra một điều: trong đám đông trước cổng trường Thực Nghiệm, những người mang 'giấc mơ Ngô Bảo Châu' cũng có, nhưng tỷ lệ rất nhỏ, hầu hết là những người bà quá yêu cháu, hoặc những bà mẹ nội trợ mang một niềm tin (có phần ngây thơ) là con cháu họ sẽ thành tài khi được học tại trường Thực nghiệm; hoặc nhiều người khác chỉ đơn giản làm theo số đông 'nhiều người xin thế chắc phải tốt lắm'

Nhưng trong đám đông ấy hầu hết là thành phần trí thức trong xã hội: nhà báo, luật sư, bác sĩ, kiến trúc sư...

Tôi không có ý phân biệt trí thức hay không trí thức, nhưng tôi muốn nói những người đứng đó hầu hết có điều kiện tiếp cận thông tin, thực tế, có hiểu biết và quan điểm giáo dục rõ ràng. Họ không ảo tưởng về 'giấc mơ Ngô Bảo Châu' mà lại vì những mong ước cực kỳ giản dị, nếu không nói là tối thiểu cho con em họ.

Có sân trường cho cháu chơi!

Một bác lớn tuổi xếp hàng từ 12h đêm cho biết, nhà bác ở quận Hoàn Kiếm. Bác vốn là một cựu nhà giáo, bác lặn lội đến mua đơn cho cháu nội chỉ vì 'trường này khuôn viên rộng rãi, có sân cho các cháu chơi'.

Dưới những bài báo về cảnh mua đơn, có không ít phản hồi ngạc nhiên và thương hại cho 'dân Hà Nội'. Người ông nhà giáo về hưu tâm sự: họ không ở đây, không hiểu được sự đau lòng của các bậc phụ huynh khi phải nhốt con mình suốt 8 tiếng (thậm chí 10 tiếng cả thời gian học thêm) trong những căn phòng chật chội không một chút không gian xanh.

Người dân trong khu phố Triệu Việt Vương, Bà Triệu, Bùi Thị Xuân.. quận Hai Bà Trưng đã không còn lạ cảnh đầu và cuối năm, công an phải chặn hai đầu phố Triệu Việt Vương để các em học sinh trường tiểu học Bà Triệu tổ chức lễ khai - bế giảng. Các em học sinh ngồi dưới lòng đường còn thầy cô giáo đứng trên vỉa hè. Buổi lễ thiêng liêng của các em luôn diễn ra chớp nhoáng, đơn giản để mau chóng trả lại đường phố cho người đi đường.

Học sinh tiểu học như mầm non, ăn ngủ học tại chỗ. Kỷ niệm sân trường là giấc mơ cực kỳ xa xỉ với nhiều em học sinh Hà Nội. "Thời chúng tôi đã thế, con tôi cũng thế, giờ tôi chỉ muốn cháu được hưởng những niềm vui thơ ngây một chút", cựu nhà giáo chia sẻ.


Con trai tác giả và GS Ngô Bảo Châu

Được "xơi ngỗng" vô tư!

Là một lý do các bậc phụ huynh mong muốn con được học tại trường Thực nghiệm. Vẫn biết bệnh thành tích vốn là một vấn nạn đau đầu trong ngành giáo dục. Nhưng nhiều bà mẹ vẫn không hình dung hết nỗi khổ có con 'là học sinh giỏi trong lớp toàn học sinh xuất sắc'.

Cơn say chạy đua điểm số giữa các trường tác động mạnh đến các bậc phụ huynh, và đứa trẻ phải gánh hết áp lực. Khi một đứa trẻ bị điểm kém, nó bỗng như một tội đồ đe dọa đến thành tích thi đua của lớp, của trường, của giáo viên và của niềm tự hào của cha mẹ.

Tôi vẫn cho rằng, với một đứa trẻ cấp 1, một bài văn lạc đề, vài phép tính cộng trừ nhân chia nhầm lẫn chẳng có nghĩa nó là đứa trẻ kém cỏi bỏ đi. Thế nhưng một khi 'con ngỗng' bỗng trở thành nỗi khủng hoảng của đứa trẻ và cả cha mẹ nó thì không còn là chuyện nhỏ nữa.

Nghe tâm sự của những người bạn có con học trong những trường 'điểm' 'chuẩn' mà tôi sợ, mà vẫn không lý giải được 'điểm' là thế nào? 'chuẩn' ra sao khi mà cả hệ thống trường toàn quốc đều học chung một chương trình do Bộ Giáo dục - Đào tạo soạn.

Trong một môi trường toàn 'siêu nhân' thì mơ ước cháy bỏng của nhiều phụ huynh, trong đó có tôi là mong con mình được là một đứa trẻ bình thường, được vui chơi phát triển hồn nhiên, trong đó có quyền được "xơi ngỗng" mà không trở thành tội đồ.

Không phải làm bài tập!

Đây là lý do rất nhiều phụ huynh nói đến, nhưng họ nhầm. Học sinh thực nghiệm vẫn phải làm bài tập. Cháu nhanh nhẹn có thể làm luôn bài về nhà trong giờ tự học, những cháu khác phải làm khi ở nhà.

Con trai tôi học chương trình thực nghiệm, ngoài những môn nhóm 2 (nhạc, kỹ thuật, thể dục) chấm điểm A, B. Môn nhóm 1 gồm Văn, Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh. Bài tập chủ yếu là Toán và Tiếng Anh (số tiết gần ngang Tiếng Việt). Môn Văn giáo viên không khuyến khích bố mẹ tác động vào, các cháu tự do viết theo suy nghĩ. Mỗi tối cháu mất 2 tiếng làm bài tập.

Không học thêm!

Đúng! Trường có những lớp năng khiếu Võ, Nhảy, Cờ vua.. học sinh có thể tham gia nếu thích; không có chương trình dạy thêm, học thêm. So với học sinh trường khác, con trai tôi có thêm 1 - 2 tiếng mỗi ngày để giải trí.

Chương trình học tốt hơn!

Những năm gần đây, trường Thực Nghiệm có hai chương trình đào tạo: một nửa theo mô hình thực nghiệm của GS Hồ Ngọc Đại. Nửa còn lại theo chương trình đại trà của Bộ.

Nghĩa là một nửa chương trình KHÔNG CÓ GÌ KHÁC với trường ngoài, còn mô hình thực nghiệm có thực sự tốt hơn không phải có những cuộc kiểm tra đánh giá và phân tích của giới chuyên môn. Điểm khác giữa 2 chương trình chủ yếu ở môn Toán.

Chương trình ngoại khóa tốt!

Hàng kỳ học, các cháu có một buổi đi dã ngoại, trung thu, lễ hội... cuối kỳ có hội chợ để các cháu tự mua bán - trao đổi hàng hóa.

Với riêng tôi còn một lý do nữa tôi chọn trường Thực nghiệm cho con vì môi trường sư phạm khá sạch sẽ, xung quanh trường không có bất kỳ hàng quán nào. Tôi sợ cảnh nghe con mè nheo quà cáp khi ra khỏi cổng trường, hay quán game online chờ đợi 'nuốt chửng' các cháu.

Trở lại với cảnh xin học thâu đêm kỳ lạ ấy, mỗi người một ý kiến. Tự tôi cũng hỏi chính mình.

Chúng tôi có điên khùng không? Có, ít nhiều!

Chúng tôi có ảo tưởng không? Có, nhiều hoặc ít!

Chúng tôi đáng trách không? Có! Rất đáng trách, mọi việc thật tệ hại

Và đáng thương không? Có

Giáo dục chạm vào điểm yếu nhất của con người: con cái! Điều gì khiến những người trí thức bảnh bao hàng ngày ngồi văn phòng máy lạnh, đi xe hơi chịu ngồi vạ vật cả đêm, dầm mưa gió, nhẫn nhịn đến khổ sở, nếu không vì con cái họ.

Chẳng nhẽ chúng tôi có lỗi khi mong muốn những điều tốt đẹp, dù cực kỳ giản dị, cho con em mình?

Một điều lạ là, chưa nói chuyện chất lượng giáo dục thực nghiệm tốt hơn hay dở hơn, phải do những nhà khoa học nhận xét, nhưng có một điều rõ ràng: trong 30 năm tồn tại, trường Thực Nghiệm đã cho ra rất nhiều lớp học sinh. Hầu hết trong số họ đều quay lại xin con, em mình vào trường.

Cũng không khó khăn để chỉ ra con, cháu của những lãnh đạo Bộ, Vụ, Viện... giáo dục được gửi tới trường học; và cảnh chen lấn kia cũng nói lên việc mô hình giáo dục thực nghiệm được xã hội thừa nhận và ưa thích.

Nhưng tại sao mô hình đó vẫn mãi là 'thực nghiệm' chỉ gói gọn trong một trường. Năm 2009, thậm chí dư luận đã ầm ĩ vì thông tin trường Thực Nghiệm sẽ bị giải tán để lấy mặt bằng cho Trụ sở Bộ Giáo dục - Đào tạo, và học sinh Thực Nghiệm được đưa về các trường.

Tại sao không nhân rộng mô hình lên để phụ huynh được tự chọn phương pháp giáo dục mà họ cho là phù hợp và đáng tin cậy cho con em mình?

Tại sao chúng ta có thể xây công viên, bảo tàng nghìn tỷ; bỏ một núi tiền ra kỷ niệm thành phố trong khi con em bị bỏ mặc chen chúc trong những căn phòng không có cửa sổ?

Là người lãnh đạo, hẳn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận biết các chuyên gia bắt đầu dùng cụm từ 'tị nạn giáo dục' trong các hội thảo. Vì sao?

Tôi không có ý định kêu ca đổ lỗi để thanh minh cho việc làm của mình. Nhìn cảnh ngôi trường nhếch nhác, hàng rào đổ gãy cành rơi hoa. Tôi nghĩ đến sáng thứ Hai đưa con trai đi học mà lòng đau xót, chẳng biết giải thích với con thế nào.

Chúng tôi có muốn điên khùng đứng giữa trời mưa lúc nửa đêm không? Chúng tôi có muốn bị bêu lên báo trong bộ dạng tồi tệ thế không? Chắc chắn không bao giờ.

Đau và xấu hổ lắm, mà chỉ vì những mong ước giản dị đến mức tối thiểu cho con em thôi, các bộ trưởng ạ!

Theo Vietnamnet
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	song1_69245.jpg
Views:	6
Size:	107.5 KB
ID:	381456
 
User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC3

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 03:21.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.07089 seconds with 12 queries