Nhiều người cho rằng, xây cầu vượt ào ào sẽ khiến kiến trúc Hà Nội phải trả giá đắt trong tương lai. Ngoài ra nó c̣n gây lăng phí vô cùng lớn khi quy hoạch nội đô thay đổi.
Từ đầu năm 2012 đến nay, hàng loạt cầu vượt lắp ghép đă được khởi công xây dựng và đưa vào hoạt động tại Thủ đô. Giải pháp này được tung ra sau khi hàng loạt các phương án chống ùn tắc như phân làn đường; đổi giờ làm, giờ học; cấm dừng, đỗ xe trên 262 tuyến phố… được triển khai rầm rộ nhưng không mang lại hiệu quả.
Việc xây dựng các cây cầu vượt lắp ghép đang thu hút nhiều quan tâm của dư luận.
Ngày 26/4 vừa qua, sau hơn 3 tháng xây dựng, 2 cầu vượt nhẹ tại các ngă tư Chùa Bộc - Thái Hà - Tây Sơn và Láng Hạ – Thái Hà - Huỳnh Thúc Kháng đă chính thức được thông xe và đưa vào sử dụng. Nhận thấy tác dụng của các cây cầu vượt nhẹ này, lănh đạo UBND Hà Nội lại đề ra kế hoạch xây dựng hàng loạt các cây cầu vượt nhẹ khác tại các ngă tư thường xuyên ùn tắc.
Chưa đầy nửa tháng sau đó, ngày 8/5, thêm một cầu vượt nhẹ chính thức được khởi công trên đường Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Láng. Đặc biệt, ngày 11/5 vừa qua, lễ khởi công xây dựng cầu vượt nhẹ bắc qua sông Tô Lịch tại ngă tư Láng Hạ - Lê Văn Lương đă khiến dư luận Thủ đô xôn xao về quy mô và tầm cỡ của nó. Dự kiến tổng trọng lượng dầm thép của công tŕnh lên đến 1000 tấn và dự kiến khánh thành đúng ngày 10/10, kỉ niệm 58 năm, ngày giải phóng Thủ đô.
Ngoài ra, theo quy hoạch xây dựng từ nay đến 2015, Hà Nội sẽ xây dựng thêm các cây cầu vượt nhẹ tại các nút: Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng, Bắc Thăng Thăng Long - Nam Đồng, Nguyễn Sơn - Nguyễn Văn Cừ và cải tạo, mở rộng các nút Kim Mă - Liễu Giai, đường 69 - Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng. Đặc biệt, TP Hồ Chí Minh cũng cho biết đang nghiên cứu để xây dựng cầu vượt nhẹ tại thành phố này.
Quan sát thực tế thời gian qua, nhiều người vô cùng vui mừng v́ giao thông tại các điểm ùn tắc đă bước đầu được giải quyết. Người đi đường không c̣n phải chờ đợi cả tiếng đồng hồ tại các khu vực đèn đỏ khi lượng xe cộ đi lại quá nhiều. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng Hà Nội đang quá nóng vội khi dồn dập xây dựng thêm nhiều cầu vượt nhẹ. Những cây cầu này sẽ là một trong những nguy cơ phá vỡ kiến trúc của thành phố. Như vậy có thể thấy, ở thời điểm hiện tại chưa thể kết luận cầu vượt nhẹ sẽ là cứu cánh hay đại họa cho giao thông Hà Nội.
Ông Ngô Quư Tuấn, phó giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội cho biết: “Quan trọng là thực tiễn chứng minh được cầu vượt xây lắp bằng thép đă phát huy tác dụng. C̣n việc dư luận ủng hộ hay hay phản đối, đơn vị xây dựng, quản lư cũng chỉ biết lắng nghe như phận “làm dâu trăm họ”. Song tôi thấy trong thời gian ngắn, nếu đă thấy được hiệu quả thực sự th́ nên nhanh chóng triển khai, nhân rộng mô h́nh. Khi Sở Quy hoạch Kiến trúc TP.HCM thấy Hà Nội lắp ghép thành công cầu vượt bằng thép, họ đă đánh giá rất cao. Hiện tại, đơn vị này đă kí kết hợp đồng với hai nhà đầu tư để xây dựng kiểu cầu trên tại TP.HCM”.
Tiến sĩ kinh tế Lê Thẩm Dương nhận xét: “Tôi hoàn toàn ủng hộ việc xây dựng kiểu cầu vượt này. Nó có thể tận dụng tối đa mọi không gian của công tŕnh, đặc biệt là tầng hầm, điều mà cầu vượt bê tông không thể có được. Cầu vượt lắp ghép đă “găi đúng chỗ ngứa”, bấm đúng huyệt của nạn ùn tắc giao thông. Thiết nghĩ, nếu không có những giải pháp như thế vấn nạn này không biết khi nào mới thuyên giảm. Di chuyển khó khăn, hàng loạt hoạt động bị ngưng trệ, nền kinh tế đứng yên. Như vậy, việc thoát tiền bạc, công sức c̣n gấp hàng triệu lần. Tôi nghĩ dù tốn kém, dù chỉ là giải pháp tạm thời, chúng ta vẫn nên làm”.
Bà Đinh Thị Thanh B́nh, viện trưởng Viện Quy hoạch Quản lư giao thông cho biết: “Hiệu quả của cầu vượt lắp ghép bằng thép là điều không ai phủ nhận được. Tuy nhiên, chúng ta đang thiếu một phương án quy hoạch tổng thể. Đây vốn là đặc điểm ở hầu hết các công tŕnh xây dựng ở Việt Nam: Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, không bao giờ có một quy tŕnh thực hiện bài bản. Việc nhân rộng mô h́nh lắp ghép cầu vượt bằng thép đang khá ồ ạt và vội vàng. Ùn tắc giống như những làn sóng, hiệu ứng của nó là liên tục, giảm chỗ này sẽ gây tắc chỗ kia. Ngành giao thông buộc phải vá víu tạm thời để chữa cháy. Nhưng nếu nghiên cứu, quy hoạch cẩn trọng, chúng ta sẽ biết nên xây dựng chỗ nào trước, chỗ nào sau, lắp đặt cầu ở chỗ nào th́ hợp lư. Theo đó, chi phí xây dựng sẽ được tiết kiệm, tránh thất thoát, lăng phí”.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch Hiệp hội Vận tải Việt Nam nhận định: “Cầu vượt đă giải quyết được vấn đề ùn tắc hiệu quả ngoài sức tưởng tượng của tôi. Chỉ tiếc một điều, nó được xây dựng trong phạm vi nội đô nên t́nh trạng ách tắc ở phía các cung đường vành đai vẫn tiếp diễn. V́ vậy, cùng với việc xây dựng cầu vượt, chúng ta phải tiến hành đồng thời việc di dân và quy hoạch nhiều hạng mục khác. C̣n nếu cứ làm không, khó thể giải quyết được vấn đề. Tôi có ông bạn, có lần đi kí hợp đồng với một đối tác làm ăn người Pháp. Dù đă căn chỉnh giờ giấc, nhưng v́ đường tắc quá lâu nên cuối cùng bị lỗi hẹn 30 phút. Đối tác nước ngoài rất nguyên tắc, họ đă bỏ về trước mà không chờ. V́ chuyện tắc đường mà bạn tôi mất một hợp đồng có giá trị rất lớn. Tôi tin, có nhiều người đă bị rơi vào t́nh thế cay đắng tương tự. Không thể để ùn tắc giao thông làm tổn hại đến lợi ích của cá nhân và xă hội như thế”.
PGS.TS Bùi Xuân Cậy, giảng viên trường ĐH Giao Thông Vận tải Hà Nội nhận định: “Nhiều người tỏ ra hoài nghi trước hiệu quả của cầu vượt lắp ghép. Họ cho rằng, bỏ ra gần 200 tỉ đồng là quá cao so với một cây cầu tạm thời. Nhưng theo tôi, từng đó tiền mà xây được hai cây cầu như thế, với thời gian tiết kiệm và kiến trúc đẹp là quá thành công.
Tuy nhiên cũng phải bàn đến một vấn đề khác. Hà Nội có kế hoạch bố trí cầu vượt tại các địa điểm trước cổng trường ĐH, bệnh viện. Nhưng sau năm 2012, các đơn vị này phải chuyển ra ngoài khu vực nội đô, lúc đó các cây cầu này có c̣n phù hợp?. Đó là chưa tính đến việc sau 5-10 năm nữa, quy hoạch giao thông được định h́nh lại, những cây cầu lắp ghép có nguy cơ bị tháo dỡ. Lúc ấy, không ai chắc chắn số vật liệu này có thể được tái sử dụng hay không. Chúng ta có nguy cơ phải gánh chịu một sự lăng phí vô cùng lớn”.
Ông Phạm Sỹ Liêm, phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết: “Giao thông Việt Nam là một câu chuyện dài. Khó có một giải pháp nào có thể giải quyết được ngay những vấn đề nhức nhối này. Lắp ghép cầu vượt bằng thép chỉ là một giải pháp tạm thời. Lúc đề án này được thông báo, nó đă thu hút nhiều ư kiến trái chiều. Một số ư kiến cho rằng Hà Nội sẽ phải trá giá đắt. Cái giá đầu tiên là về mỹ quan đô thị. Nếu mô h́nh cầu vượt này được nhân rộng, kiến trúc Thủ đô sẽ ra sao khi cùng một lúc có tới mấy chục cây cầu giống nhau. Không những thế, gần đây hiện tượng ùn tắc xuất hiện ngay ở khu vực chân cầu lắp ghép khiến người dân đang hoài nghi về hiệu quả của các công tŕnh này”.
Đào Bích - nguoiduatin