Một phần của di tích khảo cổ quốc gia Thành Hồ (Phú Yên) được Sở VH-TT&DL tỉnh này cho phép đào phá, bất chấp Luật di sản văn hóa.
Ngày 13/6, con đường nối từ quốc lộ 25 băng ngang qua bờ nam di tích khảo cổ quốc gia Thành Hồ ầm ào những chiếc xe tải, xe công nông qua lại chở cát từ ḷng sông Ba đem bán cho người có nhu cầu. Việc khai thác cát do Hợp tác xă (HTX) nông nghiệp - kinh doanh tổng hợp thị trấn Phú Ḥa (HTX Phú Ḥa) thực hiện hơn bốn tháng qua.
Xe công nông chở cát đi qua đoạn thành bị đào bới để làm đường - Ảnh: Duy Thanh
Ông Nguyễn Quang Thu - chủ nhiệm HTX Phú Ḥa - cho biết HTX sẽ khai thác cát ở sông Ba đến hết tháng 10/2012 (theo giấy phép do UBND tỉnh Phú Yên cấp) và con đường duy nhất để vận chuyển cát từ sông vào vẫn là băng qua bờ nam Thành Hồ (thuộc khu vực bảo vệ I - phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian theo Luật di sản văn hóa). Cũng theo ông Thu, lúc đầu chỉ tính đi ṿng qua đất của dân, song do không thỏa thuận được chi phí nên phải xin cơ quan chức năng... đào bờ nam Thành Hồ làm đường.
Trước đó ngày 31/8/2011, UBND huyện Phú Ḥa đă làm văn bản xin ư kiến Sở VH-TT&DL tỉnh Phú Yên và sở này có công văn trả lời với nội dung: "Đồng ư cho UBND huyện Phú Ḥa mở đường công vụ đi qua bờ Thành Hồ (bờ phía nam giáp với sông Ba) như văn bản đă tŕnh: hạ thấp chiều cao bờ Thành Hồ khoảng 0,5m, chiều rộng 2,5m, chiều dài 3m" và "khôi phục hiện trạng ban đầu của bờ Thành Hồ khi ngừng khai thác cát".
Ông Thu thừa nhận tháng 2-2012 đă đào bờ Thành Hồ hơn mức cho phép, cụ thể là đào chiều cao hơn 1m, chiều rộng khoảng 3m để tạo thuận lợi cho xe ra vào chở cát.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phước Bảo Đàn - ở Phân viện Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật VN tại Huế, đă khảo sát Thành Hồ năm 2011 - cho rằng bờ nam Thành Hồ là một bộ phận của di tích Thành Hồ bắt buộc phải bảo tồn.
"Không thể đào thành cổ lên xong rồi lấp lại như cũ được. Thành Hồ và nhiều thành Chăm khác ở miền Trung có một quá tŕnh tu bổ và sử dụng qua nhiều lớp chủ nhân khác nhau, khi khai quật nghiên cứu khảo cổ học sẽ thấy có nhiều lớp văn hóa cụ thể, là tài liệu cực kỳ quan trọng để nghiên cứu. C̣n khi đào nó ra rồi, xong việc lấp lại cho có h́nh dáng như cũ nhưng bên trong nó th́ không c̣n ǵ nữa, không có giá trị ǵ cho nghiên cứu về sau cả. Đó là điều không thể chấp nhận được" - ông Đàn bày tỏ.
Trong khi đó, ông Phan Đ́nh Phùng - giám đốc Sở VH-TT&DL Phú Yên, người kư văn bản cho phép đào bờ nam Thành Hồ - lại nói: "Chúng tôi thấy việc làm đó chỉ tác động một tỉ lệ nhỏ so với tổng thể của di tích nên không ảnh hưởng ǵ. Với mức độ không làm thay đổi lớn hiện trạng, không làm biến dạng di tích như vậy th́ ở cấp địa phương có thể cho phép được, không phải xin ư kiến Bộ VH-TT&DL"(!).
Ngày 13/6, ông Trần Quang Nhất - phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên - nói: "Tôi mới biết việc cho mở đường đi qua bờ nam di tích Thành Hồ. Tôi yêu cầu Sở VH-TT&DL kiểm tra ngay hệ thống văn bản cho phép này xem đúng sai thế nào, báo cáo cho UBND tỉnh biết để xem xét, xử lư."
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.