Campuchia cho biết 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đă đạt được nhất trí với nhau về nội dung chính Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), và sẽ bắt đầu thảo luận với Trung Quốc về văn kiện này.
Thủ tướng Hun Sen phát biểu ở Phnom Penh 9/7/2012, trong đó ông kêu gọi các bên sớm đưa ra bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC).
Tại cuộc họp báo diễn ra sau ngày họp thứ nhất của Ngoại trưởng các nước ASEAN ở thủ đô Phnom Penh, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia Kao Kim Hourn khẳng định ASEAN đă cơ bản đạt được nhất trí về văn kiện COC.
“Các ngoại trưởng ASEAN đă đồng ư với nhau về COC và từ nay, chúng tôi sẽ bắt đầu thảo luận với Trung Quốc”, ông Kao Kim Hourn cho biết.
Cũng theo ông Kao Kim Hourn, các ngoại trưởng ASEAN đă nhanh chóng đạt được thỏa thuận về COC ngay trong ngày thứ nhất của cuộc họp, nơi họ đă tập trung bàn thảo về những căng thẳng gần đây trên biển.
Tuy nhiên, chi tiết của văn kiện chưa được công bố và ASEAN cũng chưa thể đưa ra ngay tuyên bố chung v́ vẫn chưa hoàn toàn thống nhất về ngôi từ ở một vài chỗ.
Cụ thể, Philippines muốn đưa t́nh h́nh ở băi đá cạn Scarborough/Hoàng Nham vào tuyên bố chung, song đề nghị này không được một số nước chấp thuận với lư do tranh chấp giữa Trung Quốc với Philippines ở băi đá này vẫn chưa ngă ngũ.
Trước đó, trong diễn văn khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 45 với sự tham dự của các đoàn đại biểu đến từ 10 nước thành viên, với vai tṛ là nước chủ nhà hội nghị, Thủ tướng Campuchia Hun Xen đă thúc giục các nước trong vùng thúc đầy tăng trưởng kinh tế và hợp tác an ninh.
Ông cũng kêu gọi sớm thi hành một bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Tâm điểm Biển Đông
Giới quan sát cho rằng căng thẳng biển đảo sẽ là chủ đề nóng nhất tại Hội nghị AMM 45 lần này, nhất là khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Tŕ sẽ có mặt ở Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) trong tuần này để bàn về vấn đề an ninh.
Trước khi tới Campuchia dự ARF, Ngoại trưởng Mỹ Hillary đă tới thăm Afghanistan, Nhật Bản và đến Mông Cổ hôm thứ Hai (9/7).
Bà Hillary Clinton và Tổng thống Mông Cổ Elbegdorj Tsakhia tại Diễn đàn Lănh đạo Phụ nữ Quốc tế Ulaanbaatar, ngày 9/7/2012.
Dự kiến, bà cũng sẽ đến thăm Việt Nam và Lào trước khi tới Campuchia, đánh dấu một tuần ngoại giao ở châu Á.
Tại Việt Nam, bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực có thể giúp củng cố quan hệ chính trị và kinh tế song phương, bà Hillary cũng sẽ “thảo luận về những diễn biến gần đây trong vùng, như ở Biển Đông”.
Sau chuyến đi Việt Nam, bà Clinton sẽ đến Lào - chuyến thăm đầu tiên của một ngoại trưởng Mỹ sau 57 năm.
Phát biểu ở thủ Ulaanbaatar của Mông Cổ ngày hôm qua, bà Hillary nói chuyến công du châu Á “phản ánh ưu tiên chiến lược trong chính sách đối ngoại của Mỹ”.
“Sau 10 năm tập trung chú ư vào xung đột ở Afghanistan và Iraq, Hoa Kỳ đang tăng cường đầu tư (về ngoại giao, kinh tế và chiến lược) vào khu vực này”, bà nói.
Phản ứng của các bên về Biển Đông
Cũng hôm thứ hai, Trung Quốc nói rằng sẵn sàng thảo luận vấn đề biển đảo với ASEAN “khi điều kiện chín muồi”, nhưng khẳng định mọi thỏa thuận không phải để giải quyết chủ quyền.
“Bộ Quy tắc ứng xử COC không phải để giải quyết tranh chấp, mà là nhằm xây dựng niềm tin và đẩy mạnh hợp tác”, người phát ngôn Lưu Vi Dân nói
Theo một số nhà phân tích, lập trường này nhất quán với mong muốn lâu nay của Bắc Kinh là giải quyết tranh chấp theo cách song phương.
Tuy nhiên, Tổng Thư kư ASEAN Surin Pitsuwan đă khẳng định với các phóng viên rằng Hiệp hội có thể tạo ra tiến bộ trong tranh chấp biển đảo.
“Chúng tôi sẽ có thảo luận hiệu quả, chừng mực về vấn đề này với các bên”, ông nói.
Cũng theo Tổng Thư kư Pitsuwan, khi thảo luận về vấn đề Biển Đông trong ngày họp đầu tiên, các ngoại trưởng ASEAN đă bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây đối với ḥa b́nh, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở khu vực, đặc biệt là những diễn biến trái với luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS), gây phương hại cho vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các quốc gia ven biển.
Các bộ trưởng nhấn mạnh cần phải giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ḥa b́nh, không sử dụng vũ lực, tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS và tinh thần DOC.
Các bộ trưởng đánh giá cao việc ASEAN cơ bản hoàn tất tài liệu quan điểm về các thành tố chính của COC, để từ đó khởi động tham vấn ASEAN-Trung Quốc về văn kiện này.
Đức Vũ
Theo Xinhua, AFP, Reuters