Thời gian gần đây, nhiều ḷ giết mổ gia cầm ở một số tỉnh, thành ĐBSCL sử dụng một số loại sáp và keo lạ không rơ nguồn gốc, xuất xứ để làm lông gà, vịt.
Lo ngại cho sức khỏe người tiêu dùng, lănh đạo chi cục thú y nhiều tỉnh, thành đă khẩn trương lấy mẫu đem đi kiểm nghiệm.
Vừa qua, Đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Hậu Giang kiểm tra đột xuất một cơ sở giết mổ gia cầm tập trung ở TP.Vị Thanh và phát hiện cơ sở này sử dụng chất lạ để làm sạch lông vịt, gà. Theo ghi nhận của đoàn, đây là chất dạng sáp màu vàng nhạt, không bao b́, nhăn hiệu.
Đại diện cơ sở cho biết chất này được mua ở TP.HCM, khi nhúng gà, vịt th́ lông con sẽ bám vào mà không cần phải nhổ từng sợi. Trước đó, Chi cục Thú y tỉnh Đồng Tháp cũng đă phát hiện và tịch thu khoảng 1kg keo của một người bán dạo ở TP.Cao Lănh.
Những chảo keo lạ có màu vàng đen kịt không rơ nguồn gốc, xuất xứ.
Theo quan sát của PV NTNN, tại khu giết mổ tập trung ở chợ TP.Cao Lănh, tỉnh Đồng Tháp, bên cạnh những nồi nước sôi để làm lông gia cầm là những chảo chứa một loại keo màu vàng đen sệt dùng để tẩy lông vịt.
Chị Bích - nhân công làm vịt thuê cho biết: “Sau khi nhổ lông xong đến công đoạn nhổ lông con th́ nhúng vào chảo keo đă được đun sôi, rồi nhúng lại vào nước lạnh, khi gỡ ra, con vịt sẽ sạch trơn, trắng phau. Nếu làm bằng tay, một con vịt phải mất khoảng 10 – 15 phút, c̣n làm bằng keo th́ chỉ mất khoảng 3 phút”.
Theo t́m hiểu của chúng tôi, keo trộn được bán với giá 80.000 đồng/kg, c̣n sáp th́ giá 60.000 đồng/kg. Nhiều người cho rằng, chất keo này là nhựa thông, xuất phát từ những ḷ giết mổ lớn ở TP.HCM nhưng không ai biết loại keo này có ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay không.
Hiện tại, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Tháp đă gửi mẫu đến Trung tâm Phân tích thí nghiệm TP.HCM xét nghiệm xem có chứa chất độc, chất cấm hay không. Về phía tỉnh Hậu Giang, ông Nguyễn Minh Đức – Chi cục trưởng Chi cục Quản lư chất lượng Nông lâm sản và thủy sản cũng cho biết đă gửi 2 mẫu chất sáp để kiểm nghiệm. “Các mẫu trên gồm một mẫu chưa sử dụng và một mẫu đă sử dụng được thu giữ tại TP.Vị Thanh. Hiện chưa thể quy kết chất sáp này có độc hại hay không và có bị cấm sử dụng hay không v́ c̣n chờ kết quả phân tích” – ông Đức nhấn mạnh.
Đức Khánh - DânViệt