Dịp 2.9 vừa qua, du khách đến cồn Phụng, Bến Tre đã phải trầm trồ không ngớt trước đội lân có một không hai: Toàn bộ 16 thành viên của đội lân đều là những cụ bà trên dưới 70 tuổi.
Dân trong vùng đều yêu quý gọi các thành viên đặc biệt của đội lân là các má. Lấy rổ xúc làm đầu lân, tháo tấm màn ở cửa buồng làm đuôi, mo cau bịt thùng thiếc làm trống, vậy mà đội lân của các má cũng tùng xèng tồn tại hơn nửa thế kỷ qua. Trong số các má, có người là mẹ Việt Nam anh hùng, vợ liệt sĩ, nhiều người là thương binh. Tất cả đều là thành viên “đội quân tóc dài” năm xưa. Sách kỷ lục VN đã ghi nhận đây là đội lân nữ duy nhất của VN.
|
Đội lân "có một không hai" gồm các lão bà U70
|
Những hậu duệ của cô Ba Định
Bắt đầu từ năm 1954, khi có Hiệp định đình chiến, người dân vùng giải phóng Lương Hòa chẳng biết cách nào để tập hợp những người quyết bám đất giữ làng. Vậy là đội lân ra đời để cùng lúc có thể tập hợp hàng trăm người nhưng vẫn hợp pháp.
Ở đâu có lời mời, thì những gương mặt đầy nếp nhăn ấy lại hớn hở, những ống chân tưởng đã mỏi lại xăng xái lên đường. Má Năm múa đầu, má Bảy múa đuôi, má Lan làm ông Địa… Không cần thù lao, hễ nơi nào có lễ lạt, hội hè, xóm ấp rước bằng văn hóa là các má đi.
Đội lân Lương Hòa ngày mới thành lập chỉ có thanh niên trai tráng, còn phụ nữ thì tham gia đội văn công. Văn công đến đâu, trống lân đến đó. Tiếng đàn hát, tiếng trống lân rộn ràng cùng che mắt địch. Những ngày tháng ấy, mỗi khi cán bộ cách mạng về xã hoạt động, chính đội lân, đội văn nghệ, hàng trăm người cổ vũ cùng cán bộ cách mạng vượt đồn giặc.
Hòa bình lập lại, đội lân nam vẫn tiếp tục cùng các chị, các dì đem lời ca tiếng hát tạo khí thế trong những ngày đầu xây dựng đất nước. Nghĩ cần phải “đổi món” cho sinh động, thay vì chỉ múa, hát nên nhân một hôm tổ chức văn nghệ, nhiều dì muốn đội đầu lân múa thử, nhường qua nhún lại vì xấu hổ, cuối cùng cũng có một người xung phong.
Và khi người đầu tiên múa rất hăng, nhiều người khác cũng thử. Sau đó các dì quyết định cho ra đời đội lân toàn nữ. Vậy là họ lấy rổ xúc làm đầu lân, màn cửa làm đuôi lân, thùng thiết là trống, vũ đạo thì đã thuộc trong suốt thời gian dài theo đội lân đàn ông… Cứ thế, 18 người phụ nữ ở tuổi trên dưới 50 cùng nhau tập dượt. Ngày mùng 6 tháng giêng năm 1981, đội lân nữ Lương Hòa chính thức biểu diễn “mở hàng”, khiến xóm làng xôn xao.
|
Các lão bà múa lân
|
Một lần về thăm Bến Tre, cô Ba Định (nữ tướng Nguyễn Thị Định) gợi ý các dì về trang phục đội lân nữ. Từ đó, bộ bà ba đen, khăn rằn quấn cổ, mũ tai bèo, dây đai đỏ vàng trở thành đồng phục biểu diễn của đội lân với ý nghĩa dây đai đỏ vàng tượng trưng cho da vàng, máu đỏ của người Việt Nam, là hình ảnh của phụ nữ quê hương Đồng Khởi, dù máu đổ thịt rơi vẫn giữ gìn khí tiết.
Năm 1983, đội lân nữ được vinh dự biểu diễn chào mừng Chủ tịch Cuba Phidel Castro về thăm Lương Hòa, nhân dịp xã được đổi tên là “làng Moncada”. Năm 1985, một đoàn làm phim Cộng hòa liên bang Đức đã đến Lương Hòa thực hiện bộ phim tài liệu về đội lân. Ngay sau đó, biểu diễn tại lễ hội văn hóa của tỉnh tại Khu di tích Đồ Chiểu, tiếng tăm của đội lân nữ Lương Hòa bắt đầu lan xa.
“Đặc sản” văn hóa của xứ dừa
Kể từ đó, hầu như các cuộc lễ hội có nhu cầu đều mời đội lân Lương Hòa. Ở đâu có lời mời, thì những gương mặt đầy nếp nhăn ấy lại hớn hở, những ống chân tưởng đã mỏi lại xăng xái lên đường. Má Năm múa đầu, má Bảy múa đuôi, má Lan làm ông Địa…
Năm 1983, đội lân nữ được vinh dự biểu diễn chào mừng Chủ tịch Cuba Phidel Castro về thăm Lương Hòa, nhân dịp xã được đổi tên là “làng Moncada”. Năm 1985, một đoàn làm phim Cộng hòa liên bang Đức đã đến Lương Hòa thực hiện bộ phim tài liệu về đội lân. Ngay sau đó, biểu diễn tại lễ hội văn hóa của tỉnh tại Khu di tích Đồ Chiểu, tiếng tăm của đội lân nữ Lương Hòa bắt đầu lan xa.
Không cần thù lao, hễ nơi nào có lễ lạt, hội hè, xóm ấp rước bằng văn hóa là các má đi. Đặc biệt, dịp Tết Nguyên đán hằng năm, “lịch múa” của đội luôn kín trước cả tháng. Nét truyền thống nhiều năm qua của đội là từ chiều 30 Tết, đội lân nữ Lương Hòa lên đường về trung tâm huyện Giồng Trôm tham gia đón giao thừa, mừng năm mới cùng với chính quyền và người dân nơi đây.
Qua ngần ấy thời gian hoạt động, vượt qua nhiều khó khăn, mỗi nơi đi qua đều đọng lại trong lòng các má một kỷ niệm khó quên. Nhiều lần phải cuốc bộ mấy chục cây số, chưa kịp giải lao, các má vẫn vui tươi “biểu diễn” trong niềm mong đợi của người dân vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ kháng chiến.
Má Năm Kiển gần 80 tuổi nhưng vẫn còn rất khỏe, nhiều năm qua đảm nhiệm vai trò chính, đội đầu lân nặng hơn 6kg múa cả giờ không mệt. Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nuôi, 89 tuổi, không còn đảm nhận các vai nặng nhọc nhưng vẫn tình nguyện theo suốt hành trình với nhiệm vụ… cầm cờ.
Đến nay, vì tuổi cao, bệnh tật, một số thành viên như má Nguyễn Thị Nghêu, Nguyễn Thị Hoàn phải chia tay đội lân trong luyến tiếc. Má Nguyễn Thị Rí vĩnh biệt ra đi trong một tai nạn... Đội lân giờ còn lại 16 người, ít hơn 4 thành viên so với lúc mới thành lập.
Trừ 2 thành viên nam là ông chủ nhiệm Nguyễn Văn Chất (Ba Chất) và Nguyễn Văn Trí (Út Trí) đảm đương việc đánh trống, khiêng đạo cụ…; số còn lại toàn phụ nữ. Hoạt động của đội lân nữ giờ đã trở thành “đặc sản” văn hóa văn nghệ truyền thống của quê hương Đồng Khởi. Hiện đội đã chiêu mộ được 3 chị em vừa ngoài 50 tuổi tham gia đội lân.
Lực lượng kế thừa này đang tập đảm nhiệm các vị trí chủ chốt, nặng nhọc nhất. Nói về đội lân có một không hai mà mình góp phần, đội trưởng, má Võ Thị Kiển (Năm Kiển) nói: “Tiếng lân, tiếng trống đã trở thành máu thịt của các má từ mấy chục năm nay rồi. Giờ má chỉ mong đội lân người nào cũng được khỏe mạnh, còn khỏe mạnh là còn múa lân phục vụ bà con”.
Theo Dòng Đời