(VOV) - Con đường mà anh Quỳnh và anh Sáu đánh mất bản thân khiến chúng ta không thể ngờ về sự khốc liệt của ma túy.
Những giọt nước mắt muộn màng cứ lăn dài trên hai g̣ má của Nguyễn Đ́nh Quỳnh - một học viên đang cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động xă hội huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La khi được hỏi về quá khứ.
|
Các học viên đang học nghề mộc tại Trung tâm (ảnh: Cổng thông tin Vĩnh Phúc)
|
Quỳnh cho biết, anh may mắn sinh ra trong một gia đ́nh gia giáo có 3 anh em ở thị trấn Bắc Yên. Ngoài t́nh yêu thương, anh c̣n được cha mẹ dạy dỗ như một người thầy. Có lẽ v́ thế nên ngay từ những năm học tiểu học cho đến khi hết lớp 12, không chỉ là người con ngoan, một người anh mẫu mực trong gia đ́nh, anh c̣n là cậu học tṛ được thầy yêu bạn mến với thành tích học tập tốt.
Tốt nghiệp Trung học phổ thông, anh thi vào trường Cao đẳng sư phạm 1 Mai Sơn của tỉnh với mong muốn trở thành một người thầy để có nhiều thời gian và cơ hội giúp cho những em nhỏ ở vùng sâu vùng xa, có hoàn cảnh khó khăn được đến lớp.
Ước mơ giản dị và cao quư ấy không quá khó. Với học lực khá, Quỳnh đă đỗ với điểm số cao. Thời gian thoi đưa, Quỳnh tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu. Đặc biệt, bầu nhiệt huyết với nghề giáo từ thuở nào vẫn c̣n nóng hổi trong trái tim nên ra trường Quỳnh t́nh nguyện xin đi dạy ở một xă vùng cao của huyện Bắc Yên, cách nhà hàng chục cây số.
Sống xa gia đ́nh nhưng Quỳnh ít dành thời gian lo cho bản thân. Hàng ngày, sau khi rời bục giảng, anh lại đến các hộ nghèo trong bản. Vừa giúp bà con tăng gia sản xuất, anh vừa động viên những người làm cha, làm mẹ cho con đến lớp để học cái chữ. Gần 10 năm ṛng như vậy, anh trở thành người thân của các gia đ́nh trong bản từ lúc nào không hay. Nhưng tiếc thay, cũng từ đây anh đă đánh mất ḿnh.
“Nơi em công tác có rất nhiều thuốc phiện. Mỗi lần xuống bản vận động học sinh đến lớp th́ có đến 80% các gia đ́nh đều có bàn đèn. V́ không ḱm chế được, em đă mắc nghiện lúc nào không biết”-anh Quỳnh tâm sự.
Sự tàn phá của ma túy không chỉ dừng lại ở việc hủy hoại sự nghiệp, danh dự và niềm tin với anh mà c̣n “gặm nhấm” cả sức khỏe của Quỳnh. Từ một người thầy khỏe mạnh đứng trên bục giảng, giờ đây anh trở thành một học viên tiều tụy của Trung tâm giáo dục lao động xă hội. Sự đổi ngôi ấy khiến cho lương tâm của Quỳnh kể từ ngày anh được “cắt cơn” chưa khi nào thôi cắn rứt.
Cũng như Nguyễn Đ́nh Quỳnh, ma túy đă cướp đi tất cả những ǵ quư giá nhất của Nguyễn Văn Sáu-một học viên đang cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động xă hội huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Anh từng có một tương lai tươi sáng với một gia đ́nh đầm ấm: vợ đẹp, 2 người con ngoan, kinh tế gia đ́nh thuộc diện khá giả. Thế mà giờ đây, vợ và một người con của anh chia ĺa đôi ngả. C̣n tại nơi anh đang ở bây giờ, có lẽ cũng ít có gia đ́nh nào lại rơi vào cảnh ngộ như thế.
“Con tôi cũng lâm vào nghiện ngập. V́ không ḱm chế được bản thân mà tôi đă đánh mất cả một gia đ́nh”- anh Sáu chua xót.
Sẽ không đến mức cay đắng và chua xót nếu như trước đây Nguyễn Văn Sáu không phải là người từng làm công việc tương tự như những cán bộ của trung tâm cai nghiện bây giờ. Nhớ lại những ngày huy hoàng trong sự nghiệp, anh cho biết đă có một thời gian dài đứng trong hàng ngũ của ngành công an.
Công tác tại Trại giam Phú Sơn 4, Bộ Công an nên ngày nào anh cũng được các phạm nhân gọi với cái tên đầy kính trọng: “cán bộ”.
Anh không thể ngờ sẽ có một ngày chính anh là người cất lên hai từ này. Đặc biệt trong quá tŕnh công tác, anh không chỉ được các phạm nhân nể trọng mà c̣n được các đồng nghiệp quư mến v́ sự năng động và nhiệt huyết với nghề. Nhưng đúng là ở đời không ai học hết được chữ “ngờ”. Từ một cán bộ đầy triển vọng, có bản lĩnh anh đă trở thành nô lệ của ma túy chỉ sau một chuyến công tác: “Khi xóa bỏ bao cấp, kinh phí không c̣n đối với các trại, các trại phải tự nuôi phạm nhân. Sau đó một số cán bộ được cử đi làm kinh tế. Tôi đi làm kinh tế từ năm 1990-1992. Khi trại gọi cán bộ về th́ tôi cứ ở trên băi mà không về. Ở đây, tôi đă sai lầm khi quan niệm sử dụng thuốc phiện để chữa bệnh và tỉnh táo mỗi khi làm việc căng thẳng. Thật sự tôi không nghĩ đến một ngày ḿnh sẽ mắc nghiện”.
Chỉ đến khi gia đ́nh ly tán, kinh tế kiệt quệ, không c̣n khả năng để mua thứ hàng xa xỉ ấy trong khi anh không thể sống thiếu nó th́ lúc ấy anh mới nghĩ ḿnh nghiện. Nhưng khi anh muốn từ bỏ th́ ma túy lại không chịu buông tha. Phải cậy nhờ đến Trung tâm Giáo dục lao động xă hội anh mới thôi thèm khát ma túy: “Đây là môi trường tốt để tôi từ bỏ ma túy. Ở bên ngoài, tôi đă nhiều lần cai nghiện và dùng nhiều phương pháp nhưng vẫn không cai được. Vào Trung tâm Giáo dục lao động xă hội, tôi không c̣n tơ tưởng đến ma túy nữa”.
Có nhiều nguyên nhân khiến người ta sa ngă vào ma túy, song những lỗi lầm mà Nguyễn Đ́nh Quỳnh và Nguyễn Văn Sáu mắc phải có lẽ là điều mà cả những người ngoài cuộc cũng ít ai ngờ nhất. Ma túy giống như một cạm bẫy, chỉ khi sa chân vào rồi người ta mới nhận ra và khi đó th́ đă muộn./.
Nho Trung/VOV2