- Cơ quan mua sắm Quốc pḥng Pháp (DGA) đă nhận được từ công ty Dassault chiếc máy bay chiến đấu Rafale C137 đầu tiên trang bị radar Thales RBE2 với anten mạng pha chủ động.
Website của công ty Thales cho biết rằng, cơ quan mua sắm Quốc pḥng Pháp (DGA) đă nhận được từ công ty Dassault chiếc máy bay chiến đấu Rafale C137 đầu tiên trang bị radar Thales RBE2 với anten mạng pha chủ động (AESA).
Tiêm kích Rafale C137 của Pháp.
Trước đó, tổ hợp chế tạo hàng không Pháp Dassault đă nhận hệ thống radar AESA RBE2 đầu tiên do hăng Thales chế tạo để trang bị cho chiến đấu cơ Rafale C137. DGA tại thời điểm đó cũng đă lên kế hoạch nhận chiếc tiêm kích Rafale C137 đầu tiên với radar AESA trong mùa hè năm 2012.
Rafale C137 đă trở thành là máy bay chiến đấu đầu tiên của châu Âu được trang bị loại radar với những tính năng vượt trội này.
Theo Thales, radar mới có cự ly phát hiện xa hơn nhiều so với các radar thông thường, đặc biệt nó có khả năng phát hiện những mục tiêu có diện tích phản xạ hiệu dụng rất nhỏ, thậm chí cả những mục tiêu tàng h́nh.
Radar AESA mới của Thales có tuổi thọ dài với chu kỳ bảo dưỡng tới 10 năm. Ngoài ra, RBE2 cũng có khả năng chống nhiễu cực tốt trước các thiết bị chiến tranh điện tử của đối phương.
Radar Thales RBE2.
Các máy bay chiến đấu Rafale C137 trang bị radar tầm xa RBE2 với anten mạng pha chủ động (AESA) sẽ được biên chế trong không quân và Hải quân Pháp.
Sau khi được lắp đặt loại radar mới, tiêm kích Rafale C137 đă trở thành là máy bay chiến đấu đầu tiên của châu Âu được trang bị loại radar với những tính năng vượt trội này.
Mỹ cũng đă trang bị hàng lọt radar AESA cho các tiêm kích F-15.
Trên thế giới, hiện mới chỉ có những chiếc máy bay chiến đấu F-15, F-16 và F-22 của Mỹ là được trang bị hàng loạt các radar mảng pha quét (AESA).
Ngoài ra, một ḍng chiến đấu cơ khác của châu Âu cũng đang thử nghiệm radar AESA mới là Typhoon EF-2000 của Eurofighter và JAS 39 Gripen của Saab (Thụy Điển).
Siêu tàng h́nh cơ thế hệ năm T-50 của Nga.
Ở Nga, radar AESA cũng được trang bị cho các tiêm kích MiG-29, MiG-35 và siêu tàng h́nh cơ thế hệ năm T-50 (PAK FA).
Trịnh Tuân (Nguồn: lenta)