Từ điển Oxford cho rằng thây ma sống là những cơ thể không có tư duy, linh hồn hay trí tuệ. Họ bị điều khiển để phục vụ các mục đích cụ thể như lao động khổ sai.
|
Những zombie trong bộ phim "Night of the Living Dead". Ảnh: IMDB. |
Zombie và điện ảnh Hollywood
Những phim kinh dị về ngày tận thế như "World War Z” (Chiến tranh thế giới Thây ma) hay “The Walking Dead” (Xác sống) đều có một h́nh ảnh chung về zombies (thây ma) di chuyển chậm chạp, săn lùng và ăn thịt người sống. H́nh ảnh Zombie xâm nhập nền văn hóa của con người và ngày càng phổ biến trong ngành giải trí nhiều thập kỷ qua.
Khi bộ phim kinh điển “Night of the Living Dead” (Đêm của những thây ma sống) vào năm 1968, đạo diễn người Mỹ George A. Romero đă thành công khi lần đầu tiên “giới thiệu” đến người xem một nỗi sợ hăi đầy mới mẻ nhưng không kém phần hấp dẫn. Đó cũng là lần đầu tiên h́nh ảnh zombie xuất hiện trên truyền h́nh. Bộ phim đă thổi bùng một khái niệm hoàn toàn khác về thây ma của những năm 30, theo đó thây ma là người đă bị tẩy năo và bị điều khiển.
Theo định nghĩa trong cuốn từ điển Oxford, từ “zombie” lần đầu xuất hiện vào khoảng năm 1810, khi nhà sử học Robert Southey đề cập trong cuốn sách “Lịch sử Brazil”. Tuy nhiên, không giống như những h́nh ảnh tưởng tượng trong phim Hollywood, các “thây ma sống” nguyên thủy này không phải là ác quỷ ăn năo người, mà là một vị thần ở Tây Phi. Khái niệm trong từ điển Oxford cho rằng, khi linh hồn rời khỏi cơ thể người sống, họ sẽ bị phù phép để tái sinh và trở thành “thây ma” vô thức, không có tư duy, linh hồn hay cả trí thông minh. Họ bị điều khiển nhằm phục vụ các mục đích cụ thể như làm nô lệ. Thông qua hoạt động buôn bán nô lệ, người ta đưa họ từ châu Phi tới Haiti và một số nước khác.
Tôn giáo Voodoo hay khoa học?
Mọi người đều biết những "thây ma sống" hư cấu trong phim hay truyện, song rất ít người biết thông tin về chúng. Đối với người dân ở Haiti và một số nơi khác, zombie là những sinh vật thực sự tồn tại. Niềm tin vào phép thuật và phù thủy lan rộng trong người dân ở Haiti và vùng Caribbe. Nó được thể hiện dưới dạng Voodoo và santeria.
Theo quan niệm của người Haiti, “thây ma sống” là những người được tái sinh nhờ các thầy phù thủy Voodoo (văn hóa Haiti gọi là các bokor hay houngan). Trong nhiều trường hợp, họ cho rằng zombie là một h́nh phạt đối với những kẻ phạm tội ác nghiêm trọng chống lại cộng đồng và sẽ bị biến thành “thây ma sống”, làm nô lệ để trả giá cho tội lỗi mà chúng gây ra trong quá khứ.
Năm 1980, một người đàn ông tâm thần có tên Clairvius Narcisse xuất hiện trong một ngôi làng ở vùng nông thôn Haiti. Người này nói ông đă chết vào năm 1962 tại bệnh viện Albert Schweitzer ở Desxchapelles, Haiti và cho rằng ông có ư thức nhưng cơ thể bị liệt. Sau đó ông được một bokor hồi sinh để trở thành một “thây ma sống” và bị ép buộc làm việc như nô lệ cho một trong những đồn điền trồng mía ở Haiti. Người ta đặt ra cho ông nhiều câu hỏi về gia đ́nh và tuổi thơ của ông. Cuối cùng, gia đ́nh Narcisse đă công nhận ông là một zombie hồi sinh. Đây chính là động cơ thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu nguồn gốc của các zombie tại Haiti dù rằng Narcisse không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào và cũng không thể chỉ nơi mà ông làm nô lệ gần 20 năm.
Trong nhiều thập kỷ, các nước phương Tây cho rằng “thây ma sống” xuất hiện c̣n nhiều hơn cả những con quái vật hư cấu trong phim. Tuy nhiên, niềm tin này đă thay đổi vào năm 1980 khi nhà thực vật học, dân tộc học và nhân loại học Wade Davis tuyên bố ông đă t́m thấy một loại bột được các “bokor” sử dụng để tái sinh người chết thành “thây ma sống”. Đó là một chất độc thần kinh mạnh mang tên tetrodotoxin, tồn tại trong một số loại động vật và thực vật. Loại bột này có thể được sử dụng để đầu độc và đẩy nạn nhân vào trạng thái giống như một thây ma.
Davis cho rằng độc tố tetrodotoxin khiến nạn nhân bị tê liệt giống như đă chết nên gia đ́nh lo mai táng. Sau đó “bokor” sẽ lấy cắp “xác” từ trong mộ và sử dụng “bột thây ma sống” để hồi sinh và làm họ tin họ là “zombie”. Mặc dù luận điểm Davis khá thuyết phục, song nó vẫn c̣n nhiều lỗ hổng.
Sau đó Davis xuất bản một cuốn sách tựa đề “The Serpent and the Rainbow”, tác phẩm được chuyển thể thành kịch bản phim kinh dị cùng tên của đạo diễn Wes Craven. Ông được vinh danh với tư cách là người làm sáng tỏ bí ẩn về “zombie”.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học đă hoài nghi các kết luận của ông. Họ cho rằng luận cứ của ông đều phi khoa học, những mẫu bột tạo ra “zombie” mà ông cung cấp hoàn toàn không phát huy tác dụng, lượng neurotoxin chứa trong những mẫu này không đủ lớn để có thể tạo ra những “thây ma sống”. Hơn nữa, liều lượng mà “bokor” sử dụng phải chính xác, v́ lượng độc tố toxin quá lớn có thể gây chết người một cách dễ dàng.
Một luận cứ khác khiến các nhà khoa học c̣n hoài nghi kết luận của Davis là: Chưa ai phát hiện ra bất kỳ trang trại hay đồn điền trống mía nào có các “thây ma sống” lao động khổ sai tại Haiti.
Trong cuốn sách thứ hai, được xuất bản năm 1988 và mang tựa đề "Passage of Darkness: The Ethnobiology of the Haitian Zombie", Davis thừa nhận nhiều lỗ hổng trong kết luận của ông và rút lại một số tuyên bố giật gân trước đây. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, niềm tin về zombie của người Haiti có thể xuất phát từ những bằng chứng về việc nhiều người bị đầu độc bởi chất cực độc tetrodotoxin và sau đó được hồi sinh. Hơn nữa, người ta c̣n nhắc tới nhiều hiện tượng liên quan tới zombie, chứ không chỉ chất độc. Việc người Haiti tin vào zombie chỉ là một trong những tàn dư của một nền văn hóa vốn tin vào quyền năng của phù thủy. Trong văn hóa Haiti, phù thủy không chỉ tạo ra zombie mà c̣n có thể ám hại hoặc mang đến may mắn cho người khác bằng phép thuật.
Do vậy, những câu chuyện về các “thây ma sống” ở Haiti vẫn được lưu truyền cho đến ngày nay. Tuy rằng “thây ma sống” vẫn chỉ là một giai thoại chưa được chứng minh trong cuộc sống thực, nhưng tất cả những câu chuyện hư cấu về “thây ma sống” trên phim ảnh và truyền h́nh cũng phần nào thỏa măn được trí ṭ ṃ của những người hâm mộ zombie.
Khánh Đăng
VNE