Có nên cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật là vấn đề được các đại biểu đề cập nhiều nhất trong phiên thảo luận sáng nay của kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII về dự thảo Luật Luật sư.
|
Kỳ họp thứ 4 Quốc hội XIII |
Không cho phép để chuyên môn hóa ngành nghề
Tại điểm a, khoản 4 Điều 17 dự thảo Luật, viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật không được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư.
Theo UBTVQH, việc có cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được hành nghề luật sư hay không cần được cân nhắc thấu đáo, cả về lư luận và thực tiễn. Kết quả tổng kết 5 năm thi hành Luật luật sư cho thấy, một trong những hạn chế căn bản của hành nghề luật sư thời gian qua là “hoạt động hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư chưa mang tính chuyên nghiệp, số luật sư hành nghề kiêm nhiệm các công việc khác vẫn c̣n khá cao chiếm trên 20%, điều này đă làm cho hoạt động luật sư hiện nay bị kém hiệu quả và kém chất lượng”.
Việc quy định cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được kiêm nhiệm nghề luật sư sẽ không khắc phục được t́nh trạng nêu trên. Hơn nữa, việc cho phép kiêm nhiệm sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn giảng dạy, khó bảo đảm chất lượng hành nghề luật sư và cũng không phù hợp với mục tiêu xây dựng đội ngũ luật sư theo hướng chuyên nghiệp theo định hướng cải cách tư pháp và quan điểm chỉ đạo sửa đổi, bổ sung Luật luật sư lần này.
Đồng t́nh với quan điểm này, đại biểu Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn) phát biểu: Điều quan trọng là chất lượng đội ngũ luật sư. Để nâng cao chất lượng th́ phải chuyên môn hóa, do vậy, không nên cho viên chức làm nghề giảng dạy pháp luật được làm nghề luật sư là một phương án đúng đắn.
“Chức năng nhiệm vụ là giảng dạy, là dành thời gian cho giảng dạy. Hơn nữa, chúng ta đang nâng cao chất lượng giảng dạy th́ nên để tập trung cho việc này. Bởi v́ khi anh tham gia bào chữa th́ anh phải thực hiện đúng theo các quy đinh. Tôi nói trong thực tế hiện nay, khi ṭa án đă triệu tập phiên ṭa nhưng vắng mặt luật sư th́ không xét xử được. Chính v́ vậy, câu chuyện mà luật sư bận cũng là một trong những nguyên nhân góp phần trong việc tồn án của ṭa án. Trong trường hợp này tôi rất đồng t́nh với việc sửa đổi mới”, bà nói.
Đại biểu Lê Việt Trường (An Giang) có ư kiến tương tự. Ông lư giải cho quan điểm của ḿnh: “Không nên vừa làm công tác giảng dạy vừa làm luật sư. Bởi cả hai nghề đều đ̣i hỏi tính chuyên sâu. Giảng viên cần phải nghiên cứu khoa học. Ngoài thời gian giảng dạy, họ c̣n cần thời gian để nghiên cứu. Nếu cho kiêm nhiệm, họ sẽ dành thời gian này để đi làm thêm”.
Có đại biểu nhất quyết phản đối việc cho người dạy Luật hành nghề luật sư với quan điểm “để bảo vệ h́nh ảnh của người thầy”.
“Tôi nghiêng về hướng đồng t́nh không cho phép. Giảng viên hành nghề luật sư, bào chữa sẽ có những vụ án không thành công, khi đó h́nh ảnh của người thầy ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lư, ảnh hưởng đến học tṛ. Hơn nữa trong quá tŕnh thực hiện việc bào chữa của ḿnh, thực hiện hợp đồng của ḿnh th́ buộc phải có trách nhiệm trong hợp đồng đó và nếu như quá tŕnh thực hiện có lỗi và dẫn đến những trách nhiệm ràng buộc th́ cũng sẽ ảnh hưởng h́nh ảnh”, đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) phát biểu.
Đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị), Huỳnh Ngọc Ánh (TP HCM) cũng nhất trí cao quan điểm không cho thầy dạy luật làm nghề luật sư. Bởi lư do chắc chắn hai hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến nhau, khi cả hai đều phải tiến hành vào giờ hành chính.
“Có những vụ án kéo dài cả tháng, nếu theo đuổi vụ án, người thầy không thể không ảnh hưởng đến công việc giảng dạy. Nhiều đại biểu đưa ra những ví dụ về công việc của những người thầy ở các lĩnh vực khác.
Nhưng không phải sự so sánh nào cũng đúng. Ví như nghề thuốc, họ hoàn toàn làm ngoài giờ hành chính. Hay đối tượng tác động của họ không có quan hệ phụ thuộc như nghề luật sư và người thầy ngành luật”, đại biểu Nguyễn Đức Châu nói.
Cần nghiên cứu lại để tránh lăng phí nguồn lực
Một luồng ư kiến cũng khá gay gắt phản ứng lại với quy định này khi cho rằng việc để giảng viên ngành luật hành nghề luật sư chính là cách tránh lănh phí nguồn lực từ đối tượng này.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Tp HCM) phát biểu: “Nếu không cho người giảng dạy ngành luật hành nghề luật sư th́ những người thầy đó “dạy người ta cái việc mà ḿnh không làm” – đây là một quy định hiếm hoi của thế giới, mà Việt Nam là một trong những nước đó”. Phản biện lại ư kiến về tác động xấu khi luật sư và thẩm phán có quan hệ thầy tṛ, ông nói: “Không phải chỉ khi là Luật sư th́ người thầy giáo đó mới tác động được đến thẩm phán. Và số vụ án mà người ngồi ghế thẩm phán và luật sư có quan hệ thầy tṛ cũng không nhiều”.
Đại biểu Chu Sơn Hà (Hà Nội) cũng không cho rằng quan hệ “thầy tṛ” đáng quan ngại trong việc này. Bởi theo ông, dù trong xă hội họ có quan hệ như thế nào, th́ khi tham gia tố tụng, hội đồng xét xử, kiểm sát, luật sư đều phải tuân theo pháp luật. Mà pháp luật th́ không vị t́nh riêng. Về ư kiến nếu tham gia hành nghề luật sẽ ảnh hưởng đến công tác nghiên cứu của nghề giáo, đại biểu Chu Sơn Hà lại cho rằng chính quá tŕnh bào chữa, tham gia vụ án cũng là một quá tŕnh nghiên cứu có ích cho công việc giảng dạy.
Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (Bắc Giang) không đồng ư với quy định hiện nay của dự thảo luật trong vấn đề này. Đối chiếu với nghề Y, ông cho rằng chính những người thầy là người có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn để hành nghề tốt.
“Theo tôi với phương châm là học đi đôi với hành mà cái hành đó giúp cho cái dạy tốt hơn th́ tôi thấy về góc độ này rất khuyến khích. Những người giảng dạy luật nếu có đạt các tŕnh độ, học các bồi dưỡng nghiệp vụ luật sư mà dám nhận làm luật sư th́ đấy là rất có ích cho nghề”, ông Nhân nói.
Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Thiện Nhân cần có những điều kiện ràng buộc để có thể đảm bảo chất lượng cho cả hai lĩnh vực hành nghề.
“Tôi thấy thực sự chưa thuyết phục, trong thực tế th́ vẫn cần và chúng ta không nên lăng phí một nguồn nhân lực chất lượng cao như vậy. Cho nên tôi đề nghị Quốc hội nên cân nhắc, xem xét quyết định nên cho đối tượng viên chức là giáo viên giảng dạy luật ở các trường được tham gia làm luật sư nói chung hoặc chí ít cũng là luật sư tư vấn”, đại biểu Đinh Xuân Thảo (TP Hà Nội) nói.
Sáng nay, các đại biểu cũng đă cho ư kiến về vấn đề thời hạn đào tạo; có nên cho người đă xóa án tích tham gia hành nghề luật sư, thẻ luật sư có nên quy định thời hạn... trong dự thảo luật Luật sư; vấn đề bố trí chỗ ngồi cho Luật sư trong phiên ṭa để đảm bảo tính dân chủ trong quá tŕnh xét xử…
Chiều nay, Quốc hội thảo luận tại hội trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Điện lực.
Nhật Thanh