(GDVN) - Sống trong khu nhà tồi tàn, xuống cấp nghiêm trọng ở trung tâm thành phố nhưng khi phóng viên xuống tác nghiệp ḥng góp tiếng nói phản ánh tới cơ quan chức năng th́ những người dân ở đây hầu hết lại tỏ ra kỳ thị với báo chí. Ngay cả Tổ trưởng tổ dân phố cũng đóng cửa, quay lưng sau nhiều lần nhà báo đến gơ cửa, hỏi han.
“Cấm cửa, không tiếp báo chí”
Tại khu tập thể 23 phố Hàng Bài (Hoàn Kiếm, Hà Nội) sát cạnh Hồ Gươm, vốn được xem là vị trí đắc địa của Thủ đô Hà Nội có một bộ phận người dân ở đây kỳ thị tuyệt đối với báo chí.
Khu tập thể 23 Hàng Bài, là một trong những khu tập thể xuống cấp trầm trọng và đang trong t́nh trạng chờ “cứu khẩn cấp”. Tuy nhiên, cả 3 lần đến để t́m hiểu nguyên nhân v́ sao người dân vẫn sống trong những ngôi nhà “ổ chuột” này, người dân ở đây ai cũng nh́n phóng viên bằng một ánh mắt xa lạ.
Lần đầu tiên tới khu tập thể trong một ngày đầu tháng 11, khi hỏi chuyện, một người đàn ông không ngần ngại nói thẳng: “Cô có chức vụ ǵ mà tới đây ḍ la thông tin, dù là sinh viên hay nhà báo th́ ở đây đều không hoan nghênh. Muốn biết th́ xuống gặp bà Hiền – Tổ trưởng tổ dân phố mà hỏi. Tôi có biết ǵ đâu mà hỏi, có biết cũng không nói”.
Toàn cảnh khu tập thể cũ nát ở 23 phố Hàng Bài.
Lần ṃ tới gặp bà tổ trưởng tổ dân phố, một lần nữa chúng tôi lại gặp thái độ lạnh nhạt, thờ ơ, bà Hiền nói: “Ở đây chẳng có ǵ để khai thác thông tin cả”.
Lần thứ hai gặp bà tổ trưởng tổ dân phố vài ngày sau đó, bà vẫn mặc nhiên từ chối không tiếp. Bà nói: “Giấy tờ cũng chẳng giải quyết được ǵ, tôi đă tiếp quá nhiều nhà báo rồi, có biết bao nhiêu bài viết về khu tập thể này nhưng cuối cùng vẫn không giải quyết được vấn đề. Bây giờ tôi bận rồi, giờ tôi phải đi ra ngoài” và đóng sập cửa nhà lại.
“Đánh trống bỏ dùi”
Trước thái độ kỳ thị đến khó hiểu như vậy của người dân khu tập thể sát vách Hồ Gươm, chúng tôi t́m đến hộ gia đ́nh cụ Lê Thị Liêm (84 tuổi) – một hộ dân sống lâu đời nhất ở khu tập thể này. Gặp bà Liêm, chúng tôi mới vỡ lẽ nguyên nhân người dân ở khu vực đắc địa nhất Thủ đô lại có thái độ “ miệt thị” báo chí tới vậy.
Cụ Lê Thị Liêm trong căn nhà chưa đầy 16m2.
Cụ Liêm cho biết: “Thú thực với cô, người dân ở đây chẳng ai ưa báo chí cả. Cách đây không lâu có 1 bài báo nói không tốt về khu tập thể này, từ đó chúng tôi hoàn toàn có thành kiến, mặc cảm với báo chí”.
Ḍ hỏi kỹ hơn th́ chúng tôi được biết, bài báo khiến dân cư ở khu tập thể 23 Hàng Bài "tẩy chay" báo chí là v́ đă nêu lên thực trạng "bẩn thỉu, xuống cấp" của nhà vệ sinh trong khu đồng thời c̣n nêu rơ tên tuổi của người được phỏng vấn dù người này đă yêu cầu không nêu tên. Chưa kể, nội dung thông tin trong bài viết của phóng viên trên c̣n cường điệu hóa một chút lời nhân vật nói.
Chưa hết, một lư do khác được cụ Liêm cho biết: “Trong năm nay đă có hơn 10 đoàn thanh tra xuống quan trắc, đ̣i cải tạo, xây dựng lại khu tập thể nhưng khá nhiều hộ dân ở đây không đồng ư, v́ thế dự án vẫn dậm chân tại chỗ. Phần lớn các đoàn thanh tra xuống đây thăm quan xong rồi lại về không, chẳng động tĩnh ǵ cả, chẳng khác nào đánh trống bỏ dùi, làm cho bà con ở đây hi vọng rồi lại thất vọng”.
Khu vệ sinh chung của các hộ dân
Được biết, khu thập thể cũ nát này là nơi tá túc của hơn 60 hộ dân, trong đó có 40 hộ dân đồng ư tái định cư khu tập thể, c̣n hơn 20 hộ dân chưa đồng ư di dời. Họ không chấp nhận, nhận bồi thường, chỉ v́ họ sống ở đây quá lâu rồi, nhiều đồ đạc không muốn chuyển sang nơi khác. Cả khu có 2, 3 nhà vệ sinh chung nhưng đều đă xuống cấp.
Theo quan sát của phóng viên, căn pḥng của bà Liêm cũng như nhiều hộ dân trong khu tập thể này rộng chưa đầy 16m2. Pḥng bà Liêm nằm “lép vế” ngay sát cạnh cầu thang tầng 2, trong căn pḥng nhỏ ấy ngổn ngang những đồ dùng cá nhân. Căn pḥng quá hẹp nên không có chỗ dành cho nấu nướng và đi vệ sinh.
Cũng như những hộ gia đ́nh khác sống ở đây, căn nhà của bà Liêm tồi tàn, xuống cấp nghiêm trọng.
Khu vệ sinh chung của các hộ dân.
Không ai có thể dự đoán được khu tập thể này có thể kéo dài tuổi thọ trong bao lâu nữa? Số phận của khu tập thể này liệu rằng có chống chọi nổi với những trận “mưa giông, băo tố” hay không? Nhưng có lẽ v́ một vài sai sót của một vài nhà báo mà những người cầm bút muốn góp tiếng nói tới cơ quan công quyền cũng khó có thể thực hiện được nữa, bởi thái độ ghẻ lạnh của phần lớn dân cư trong khu tập thể 'ổ chuột' này sẽ khiến bất cứ nhà báo nào có lương tri cũng phải chùn bút.
Kim Huệ