Một trong những nguyên nhân khiến các vụ án tham nhũng bị kéo dài, gây bức xúc trong dư luận là do khâu giám định. Giám định đă chậm lại phải làm đi làm lại nhiều lần, thậm chí một số vụ bế tắc do cơ quan tố tụng “t́m giám định viên như ṃ kim đáy bể”.
|
Ảnh minh họa |
Chi phí cao, nhiều vụ từ chối
Báo cáo công tác pḥng chống tham nhũng năm 2012 của Chính phủ đă chỉ rơ: “Việc điều tra, giải quyết các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp c̣n gặp khó khăn, thời gian điều tra phải kéo dài, phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung, một số vụ án chưa giải quyết dứt điểm phải tạm đ́nh chỉ điều tra do bị can bỏ trốn hoặc bị kéo dài do chờ kết quả giám định thiệt hại”. Nhận định này hoàn toàn không mới so những năm trước, nguyên nhân này đă từng nhiều lần đề cập nhưng đến nay vẫn chưa được khắc phục
Theo Đại biểu Quốc hội Trịnh Thị Thanh B́nh - Bến Tre, việc xử lư các vụ án tham nhũng “nghẽn” ở khâu giám định là do lực lượng giám định trong lĩnh vực này không chuyên trách, công tác chuyên môn nặng nề, khi chuyển yêu cầu về giám định không có cơ chế ràng buộc về trách nhiệm cụ thể cho nên cơ quan và người tiến hành giám định thực hiện khó khăn, thời gian kéo dài, thời gian giám định dài hơn thời gian luật tố tụng cho phép đối với thời gian điều tra, v́ thế nên có khi phải tạm đ́nh chỉ vụ án.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cũng rất bức xúc: “Thời gian để có kết quả trưng cầu giám định tư pháp trong các vụ án tham nhũng cũng thường kéo dài dẫn đến thời gian điều tra vụ án cũng kéo dài.
Hiện nay, công tác giám định th́ không quy định là bao nhiêu thời gian trả lời, cho nên có những vụ chúng tôi khởi tố vụ án, khởi tố bị can rồi đề nghị các cơ quan chức năng tiến hành giám định về thiệt hại, nhưng 11 tháng rồi vẫn chưa có kết quả hoặc có những vụ giám định đi, giám định lại. Chính v́ thế cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các vụ án tham nhũng chậm tiến độ”.
Bên cạnh đó, chi phí cho việc thực hiện giám định cũng là cả vấn đề trong khi “ngân quỹ” của cơ quan tố tụng rất eo hẹp. Thực tế chi phí giám định tài chính, kế toán rất cao, có khi một vụ án tham nhũng để phá được án th́ chi phí lớn hơn số tiền tham nhũng. Chi phí lớn dẫn đến t́nh trạng có trường hợp từ chối giám định.
Và tất nhiên, khi đă từ chối th́ cơ quan tố tụng khó có thể xử lư vụ việc v́ không có kết luận giám định nghĩa là thiếu đi một nguồn chứng cứ quan trọng trong xác định thiệt hại về tài sản. Đặc biệt, trong các lĩnh vực rất đặc thù như tài chính, xây dựng cơ bản… phải tuân thủ những nguyên tắc chung (ví dụ đă quyết toán công tŕnh hay chưa, nếu chưa quyết toán th́ không có cơ sở để xem xét).
Chính v́ vậy, việc giám định không thể thực hiện được hoặc nếu có thực hiện th́ cũng không có giá trị pháp lư v́ đ̣i hỏi quyết toán công tŕnh. Điều này gây khó khăn cả cho phía thực hiện giám định cũng như cơ quan trưng cầu giám định.
Nên lập tổ chức giám định chuyên ngành?
Công tác pḥng chống tham nhũng sẽ thuận lợi hơn khi tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII vừa thông qua Luật Pḥng chống tham nhũng sửa đổi. Trong lĩnh vực giám định, nhằm huy động nguồn lực xă hội Luật Giám định tư pháp có hiệu lực từ 1/1/2013 cũng đă cho phép thành lập các văn pḥng giám định.
Đây là tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả. Đây chính là những lĩnh vực mà trong thời gian qua các tổ chức giám định công lập làm được chưa nhiều hoặc có nhiều khó khăn do những vấn đề về con người, kinh phí, về cơ chế thực hiện giám định…
Việc cho phép các văn pḥng giám định tư pháp hoạt động trong các lĩnh vực này sẽ chia sẻ những khó khăn với nhà nước, giúp cơ quan tố tụng và người dân khi có yêu cầu xác định thiệt hại, kể cả trong các vụ án về tham nhũng.
C̣n trước mắt, để việc xử lư các vụ án tham nhũng một cách kịp thời, đúng pháp luật, nhiều ư kiến đề nghị nên thành lập tổ chức giám định chuyên ngành về tài chính kế toán giúp cho việc điều tra xử lư án tham nhũng, đồng thời giúp cho việc giải quyết án kinh tế được thuận lợi. Đồng thời với việc này là tăng cường kinh phí cho hoạt động giám định, phát triển đội ngũ giám định viên trong các lĩnh vực về tài chính, kế toán, xây dựng… và nâng cao năng lực cho đội ngũ hiện có.
B́nh An