Dù đă thực hiện đúng các điều khoản kư kết trong hợp đồng, nộp đủ lệ phí, dành 4 tháng bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng..., hàng chục lao động Quảng Trị “chờ dài cổ” vẫn chưa được đưa sang Nhật Bản làm việc. Hiện, nhiều người đă ngậm ngùi bỏ về quê, một số khác phải vật vờ bám trụ ở TP. Hồ Chí Minh để chờ ngày được thông báo phỏng vấn. Không ai biết chính xác thời điểm đó là bao giờ.
Gần đây, anh Lê Văn Lư (trú tại xă Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) cùng nhiều lao động nộp hồ sơ đăng kư sang Nhật Bản làm việc liên tục đến Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Trị cũng như Công ty cổ phần xuất khẩu lao động và dịch vụ vận tải thủy miền Nam (Selaco), chi nhánh TP. Hồ Chí Minh bày tỏ nỗi bức xúc, yêu cầu các đơn vị thực hiện đúng cam kết.
|
Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Trị vẫn thông báo tuyển dụng người sang Nhật Bản làm việc dù biết thị trường này hạn chế tiếp nhận lao động |
Anh Lư cho biết, đầu tháng 4/2012, anh đăng kư xét tuyển tại Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh để sang Nhật Bản làm việc. Cũng như các học viên khác, sau khi hoàn thiện hồ sơ và nộp lệ phí, anh Lư được công ty Selaco đưa vào TP. Hồ Chí Minh bồi dưỡng kỹ năng. Tổng số học viên của lớp anh Lư và khóa kế tiếp là hơn 60 người.
Trong quá tŕnh học, mỗi học viên như anh đóng gần 700.000 đồng để khám sức khỏe, 700.000 đồng tiền học phí/tháng/4 tháng, 200.000 tiền ở/tháng/4 tháng và nhiều khoản thu nộp khác. Họ được đơn vị đào tạo liên lục hứa hẹn tạo điều kiện để phỏng vấn và sang Nhật Bản trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, đến khi khóa đào tạo kéo dài 4 tháng kết thúc, lao động người Quảng Trị vẫn chưa được tham dự buổi phỏng vấn nào. Đem thắc mắc hỏi người quản lư, họ đều nhận được câu trả lời: “Phải chờ đơn đặt hàng từ nước bạn”.
Trong thời gian này, anh Lê Văn Lư và những lao động khác bị buộc phải rời địa điểm tạm trú do chính Công ty Selaco sắp xếp (địa chỉ: 300 đường Khương Việt, phường Phú Trung, quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) để t́m nơi ở mới. Bất đắc dĩ họ phải xoay xở thuê nhà trọ, kiếm việc làm thêm và chờ đợi lịch phỏng vấn.
Tuy nhiên, đă 5 tháng trôi qua, anh Lư cũng như những lao động Quảng Trị khác vẫn chưa nhận thêm thông tin ǵ từ Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh lẫn Công ty Selaco. Hành động “đem con, bỏ chợ” ấy khiến ai cũng bức xúc.
Anh Nguyễn Văn Quỳnh (trú tại thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) bộc bạch: “Hầu hết chúng tôi đều có hoàn cảnh khó khăn. Ai cũng có mong sang Nhật Bản làm việc để cải thiện cuộc sống. Thế nhưng, sau khi bỏ ra không ít tiền bạc, thời gian và công sức, đến giờ, chúng tôi không được ǵ khác ngoài sự bất b́nh. Anh em đă nhiều lần đến gặp lănh đạo Công ty Selaco và Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh để hỏi về thời gian sang Nhật làm việc song chỉ nhận được lời hứa hẹn”.
Nhằm t́m hiểu rơ vấn đề, chúng tôi đă nhiều lần điện thoại với ông Phan Khắc Minh, Giám đốc Công ty Selaco nhưng số máy của ông không liên lạc được suốt tuần qua. Về phía Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Trị, ông Vơ Văn Hoàn, Giám đốc Trung tâm lư giải, nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do thị trường Nhật Bản đang hạn chế tiếp nhận lao động. Lănh đạo Trung tâm đă làm việc với Công ty Selaco, yêu cầu họ thực hiện cam kết ban đầu. Hiện, công ty Selaco đang t́m đối tác để đưa lao động sang Nhật Bản làm việc như đă cam kết.... Tuy nhiên, bản thân ông Hoàn không thể đưa ra mốc thời gian cụ thể mà người lao động sẽ được phỏng vấn và đưa sang Nhật Bản làm việc.
Được biết, v́ quá ngán ngẩm trước việc bị “đem con, bỏ chợ”, một số lao động tại TP. Hồ Chí Minh đă đến gặp trực tiếp ông Phan Khắc Minh, Giám đốc Công ty Selaco để xin rút hồ sơ, hộ chiếu. Nhưng, ông Minh yêu cầu họ viết bản tường tŕnh và buộc phải nêu lư do xin rút là v́ không đủ sức khỏe hoặc không muốn sang Nhật xuất khẩu lao động.
Trong khi đó, một bộ phận người lao động khác đến Trung tâm Giới thiệu việc làm tỉnh Quảng Trị xin rút văn bản thỏa thuận và lệ phí đă đóng trước đó (1,5 triệu đồng) cũng không được tạo điều kiện thuận lợi, buộc họ phải đến trụ sở Trung tâm rất nhiều lần.
Tây Long