Năng động, tháo vát, dám nghĩ, dám làm và có ḷng trắc ẩn là điều mà rất nhiều bạn trẻ nói về Nguyễn Hoàng Thảo, cô gái đă từ bỏ công việc giảng viên đại học để lập nhóm giúp đỡ người vô gia cư.
Ước mơ của “Nhật toàn tập”
Hoàng Thảo sinh năm 1985, một cô gái cá tính và bạn bè thân thiết gọi cô thân mật là “Nhật toàn tập”. Không chỉ bởi cô tốt nghiệp loại giỏi khoa tiếng Nhật của Đại học Hà Nội, được giữ lại làm giảng viên, mà khi công việc tại trường đang “êm”, cô lại quyết định xin nghỉ, sang Nhật làm phiên dịch cho thỏa chí. Tưởng như công ty này sẽ giữ được chân Hoàng Thảo, nào ngờ cô lại về Việt Nam mở cửa hàng bánh Nhật.
Có cửa hàng rồi, cô bắt đầu làm công việc ḿnh mơ ước từ thủa sinh viên: thiện nguyện. “Từ khi c̣n là sinh viên, em đă biết đến những người vô gia cư. Họ khổ thực sự và rất cần xă hội giúp đỡ. Và em nuôi ước ao được giúp đỡ họ”. Sau khi tập hợp được bè bạn trên Facebook, từ giữa năm 2011 Thảo và một số bạn bè lập nhóm “Ấm” và triển khai công việc vào đầu năm 2012. “Không có ǵ to tát cả, mọi người muốn chia sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, những người không nhà ở và mong nhiều người cùng làm việc đó”, Hoàng Thảo tâm sự.
Nhóm thiện nguyện “Ấm” lớn dần theo từng ngày, và các thành viên tham gia ngày một đông. Lần đầu tiên tiếp xúc, ít người nghĩ rằng cô gái xinh xắn có thể làm được những việc khó đến thế. Ban đầu, Thảo kêu gọi ủng hộ quần áo cũ, đồ ăn, hoặc tiền để làm từ thiện. Những ngày đầu tiên mang đồ đi giúp đỡ, do chưa có kinh nghiệm nên nhóm bị lúng túng. Họ rong ruổi trên các con phố Hà Nội vào ban đêm, khó khăn mà cũng chưa t́m được đối tượng cần giúp đỡ. Sau đó, họ đă đi đến các gầm cầu và nhóm đă tiếp cận được những người đầu tiên.
Bây giờ, cứ đều đặn vào khoảng 10 giờ tối thứ 7 hàng tuần, thiện nguyện viên của nhóm sẽ tập trung tại trụ sở của nhóm “Ấm” hoặc một quán cà phê nào đó để bắt đầu cuộc hành tŕnh đến với người nghèo. Những bộ quần áo ấm, thức ăn và đồ dùng cá nhân được quyên góp chủ yếu thông qua trang mạng xă hội Facebook được tập kết lại để phân loại và đóng gói cẩn thận. Sau đó, các bạn trẻ trong nhóm chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có khoảng 10 người đi khắp các tuyến phố trao cho người vô gia cư cho đến gần sáng. Một thành viên cho biết, đó là thời gian mà những người lao động này đi nghỉ.
Đồng điệu những tấm ḷng
Mỗi chuyến từ thiện đêm, nhóm phát 20 - 50 suất quà. Để không làm họ tỉnh giấc, nhóm đỗ xe từ xa, tránh rọi đèn. Đại diện của nhóm chỉ có vài phút để tặng quà và chia sẻ, động viên những người thiếu may mắn, rồi sau đó cả nhóm lại tiếp tục lên đường.
Vào những đêm mưa rét, không thể nói là không vất vả đối với nhóm. Đôi khi c̣n gặp rắc rối như hỏng xe, bị cảnh sát “hỏi thăm” khi trời đă quá khuya.. Với mỗi thành viên, việc chia sẻ, giúp đỡ người thiệt tḥi đă tạo được những niềm vui, cảm thấy ḿnh sống có ích.
Bạn Nguyễn Hoàng (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: “Em đă tham gia nhóm được một năm và có mấy chuyến thiện nguyện. Qua những chuyến đi em hiểu hơn về cuộc sống và thấy ḿnh trưởng thành hơn, trân trọng cuộc sống hơn. Em thấy việc làm vơi đi nỗi bất hạnh của người khác là việc nên làm. Bạn Hoàng Thảo đă có một sáng kiến vô cùng tốt và bổ ích”.
Đến lúc này, Hoàng Thảo vẫn không thể nào tin nổi, sáng kiến và lời kêu gọi của ḿnh lại thu hút nhiều bạn trẻ. Và việc thiện nguyện lại khiến các bạn trẻ sẵn sàng tham gia nhiệt t́nh đến vậy.
“Nh́n số lượng đăng kư tham gia tăng dần, tăng dần, em rất vui mừng, v́ ít ra mọi người đă không bàng quan trước số phận nghèo khó của người vô gia cư. Các bạn trong nhóm t́nh nguyện “Ấm” nói sẽ kề vai sát cánh cùng em. Dù trời mưa, nắng nóng hay v́ bất cứ điều ǵ sẽ vẫn làm từ thiện”, Hoàng Thảo tâm sự.
Qua tṛ chuyện, công việc ở công ty của Thảo cũng khá nặng. Một ḿnh quản lư 3 cửa hàng bánh, rồi lại làm công viêc từ thiện, có khi cô mệt mỏi. Tuy vậy, sau tất cả những ǵ cố gắng, những ǵ Thảo nhận được chính là niềm vui, sự trưởng thành của “Ấm” cũng như nụ cười nở trên môi những người vô gia cư, khi họ nhận gói xôi, chiếc áo, đôi giầy từ nhóm.
Hà Sơn