Chấm dứt cưỡng chế thu hồi đất: Từ Trung Quốc đến Việt Nam - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2013 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 05-19-2013   #1
Hanna
R10 Vô Địch Thiên Hạ
 
Hanna's Avatar
 
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8Hanna Reputation Uy Tín Level 8
Default Chấm dứt cưỡng chế thu hồi đất: Từ Trung Quốc đến Việt Nam

Người dân biểu t́nh chống dự án nhà máy lọc dầu ở Côn Minh, Vân Nam ngày 04/05/2013.
Đôi lời : Trái với thường lệ, blog chỉ đăng những bài do Thụy My viết hay dịch và các bài đă đăng trên trang web chính thức của RFI Việt ngữ, lần này blog Thụy My trân trọng giới thiệu với độc giả bài viết của cây bút Thường Sơn từ Saigon gởi sang. Xin chân thành cảm ơn nhă ư của tác giả.



Sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc!

Một năm rưỡi sau sự kiện Ô Khảm gây chấn động, vào trung tuần tháng 5/2013, Bộ Tài nguyên Đất đai Trung Quốc đă ban hành một thông tư khẩn kêu gọi chấm dứt các vụ cưỡng chế tịch thu đất bất hợp pháp.

Thông tin trên được loan tải chính thức bởi Nhân dân nhật báo - một kênh phát ngôn chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thông tư của Bộ Tài nguyên Đất đai được xem là lời đáp cho hiện tượng dùng bạo lực để trưng thu đất của dân đang ngày càng tăng cao.

Bộ Tài nguyên Đất đai kêu gọi các chính quyền địa phương xem xét lại và tiêu chuẩn hóa thủ tục trưng thu đất. Theo đó “Các hành động dùng vũ lực để tịch thu đất đai bất hợp pháp sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc”.

Theo b́nh luận của Đài RFI, ở Trung Quốc tràn ngập những câu chuyện về việc các chính quyền địa phương hay các công ty xây dựng cưỡng bức người dân phải ĺa bỏ nhà cửa của họ, mà thường không được bồi thường tương xứng, để thực hiện các dự án phát triển đô thị béo bở.

Các vụ cưỡng chế và tịch thu đất đă gây ra hàng chục ngàn vụ biểu t́nh và xung đột trong những năm gần đây. Khoảng 90.000 vụ “sự cố tập thể” - mỹ từ được sử dụng để chỉ các vụ nổi dậy - được ghi nhận hàng năm tại Trung Quốc, trong đó đến hai phần ba số vụ có liên quan đến việc trưng thu đất - một tỷ lệ gần tương tự ở xă hội Việt Nam.

Bạo lực là thủ đoạn sau cùng

Trong sâu thẳm và tận cùng, xă hội Trung Quốc luôn tiềm ẩn những nghịch lư kinh khủng.

Trong khi tổng khối lượng kinh tế của Trung Quốc nh́n lên chỉ xếp sau Mỹ, th́ vẫn c̣n quá nhiều nông dân phải cắm mặt xuống đất.

Cánh cổng khép kín của quốc gia này đă khiến cho nhiều vụ việc trở nên câm lặng. Như một sự toa rập với định hướng chỉ đạo, một phần trong hệ thống truyền thông đại chúng vẫn ca ngợi sự thịnh vượng của đất nước, thay cho chuyện mổ xẻ cái nghịch lư “dân nghèo nước giàu”.

Nhưng dù thế nào đi nữa, hàng trăm ngàn cuộc khiếu kiện và biểu t́nh của người dân xảy ra hàng năm cũng đă cho thấy một sự thật không giống như lề thói tuyên truyền. Chiếm đa số trong khối phản ứng đó lại là thành phần nông dân. Và lư do chính cho đại đa số vụ khiếu kiện xuất phát từ vấn đề đất đai.

Một trong những vụ khiếu kiện điển h́nh dẫn đến xung đột là sự kiện làng Ô Khảm ở Quảng Đông vào năm 2011. Tại đây, mối quan hệ giữa dân chúng và chính quyền địa phương đă trở nên đối đầu, thay cho trạng thái bức xúc về tư tưởng.

Chỉ đến khi chính quyền trung ương buộc phải tỏ ra ḥa dịu hơn đối với yêu sách của người dân Ô Khảm, chấp nhận thả những người bị bắt, thậm chí một trong số họ c̣n được “cơ cấu” thành bí thứ đảng ủy Ô Khảm, cuộc tuần hành dự kiến của 13.000 dân làng lên Bắc Kinh mới tự động chấm dứt.

Trong khi đó, những nhân chứng tại nhiều địa phương cho biết những người bị chiếm đất cảm thấy tương lai hoàn toàn vô định. Chính quyền đă “trưng thu” đất của dân một cách ngang nhiên, không bồi thường mà cũng không quan tâm đến số phận của các nông dân bị mất đất cày.

Bế tắc đă lên đến đỉnh điểm, kết tụ thành những hành vi tự phát và cả vô thức.

Sau khi vụ việc Ô Khảm xảy ra, ngay cả Nhân dân nhật báo, một tờ báo cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng phải bày tỏ ư kiến phê phán thái độ của chính quyền tỉnh Quảng Đông trong việc không “đáp ứng các đ̣i hỏi có lư của dân làng” và do vậy đă làm cho “bạo lực leo thang”.

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “Bạo lực là thủ đoạn sau cùng của kẻ không có năng lực”. Sự thừa nhận của tờ Nhân dân nhật báo cũng gián tiếp xác nhận thực tế cầm quyền gần như bất lực của chính quyền.

Chính phủ Việt Nam?

Chỉ hai ngày sau khi thông tư về “chấm dứt các vụ cưỡng chế tịch thu đất bất hợp pháp” của Bộ Tài nguyên Đất đai Trung Quốc ra đời, ngày 17/5/2013, Chính phủ Việt Nam có văn bản về hoàn thiện 7 nhóm vấn đề của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Trong đó, rất đáng chú ư là đề xuất “Việc thu hồi đất chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết v́ lư do quốc pḥng, an ninh, hoặc v́ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà không quy định trường hợp Nhà nước thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân v́ lư do “các dự án phát triển kinh tế xă hội”.

Đề xuất trên được nêu ra trong bối cảnh việc giải quyết khiếu tố đất đai đang hết sức nóng bỏng ở Việt Nam, với khoảng 80% đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai và hơn 70% trong số đơn thư đó nhằm tố cáo rất nhiều sai phạm của các chính quyền địa phương về công tác bồi thường, cưỡng chế giải tỏa, tái định cư…

Nhiều vụ khiếu kiện đất đai đă bị quy chụp cho cái mũ “tụ tập mang màu sắc chính trị” và đă bị đàn áp nặng nề.

Vào tháng 4/2013, Tổng thanh tra chính phủ Huỳnh Phong Tranh c̣n đ̣i “cưỡng chế những vụ khiếu kiện đông người có màu sắc chính trị” - một tuyên bố hoàn toàn trái ngược với chủ thuyết phủ dụ “thanh tra là bạn của dân” vào thời điểm ông Tranh vừa nhậm chức.

Nhưng với việc Chính phủ Việt Nam chính thức nêu ra đề xuất đáng quan tâm trên, cuộc tranh căi trước đó về “nhóm lợi ích nào” sẽ có hy vọng được cải thiện theo hướng phục chế cho “gương mặt mới”..

Sau đề xuất “quyền phúc quyết thuộc về nhân dân” cũng xuất phát từ Chính phủ, đề nghị về “các dự án phát triển kinh tế xă hội” trên là động thái đáng lưu tâm thứ hai của cơ quan này.

Cần nhắc lại, một tuần trước khi Bộ Tài nguyên Đất đai Trung Quốc ban hành thông tư về chấm dứt cưỡng chế đất đai, Ủy ban kỷ luật kiểm tra trung ương của Trung Quốc - cơ quan được coi là đầy quyền lực của đảng - đă phát đi một tuyên bố phê phán việc chính quyền địa phương bắt bớ những người khiếu kiện. Ủy ban này c̣n yêu cầu chính quyền địa phương phải nghênh tiếp những người tố cáo tham nhũng.

Theo tờ China Daily, tuyên bố của Ủy ban kỷ luật kiểm tra trung ương là hoàn toàn trái ngược với một thực tế phổ biến tại Trung Quốc lâu nay. Đó là việc những người khiếu kiện nạn tham nhũng và lạm dụng quyền lực thường bị bắt bớ và bị giam giữ mà không thông qua bất cứ một tŕnh tự pháp lư nào. Tờ báo trên cũng dẫn ra một số trường hợp người đi khiếu kiện bị bắt giữ mới đây tại các tỉnh, hoặc khi tới Bắc Kinh để nộp đơn tố cáo.

Thông thường họ bị đưa vào giam giữ tại các “trại cải tạo giáo dục” hay “trại lao giáo”, sau khi có quyết định của công an, với thời gian bị giam cầm tối đa là 4 năm.

Được lập ra từ năm 1957, các trại lao giáo c̣n được sử dụng để bắt giam các nhà đối lập và những người bất đồng chính kiến.

Nhưng từ đầu năm 2013 đến nay, một số thông tin từ chính quyền Trung Quốc cho biết hệ thống trại lao giáo trên đất nước này có thể bị hủy bỏ vào cuối năm nay.

Truy cầu công bằng

Trong khi đó, vấn nạn cưỡng chế và lao giáo đối với người khiếu tố ở Việt Nam vẫn chưa phát lộ manh mối khả quan nào. Trong những ngày qua, một số địa phương vẫn hành xử theo cách mà người dân bị chiếm đất gọi là “luật rừng”.

Chính trị không phải tự thân vận động, cũng như các nhóm đ̣i quyền dân chủ ở Trung Quốc và có lẽ cả với Việt Nam sẽ khó có thể đạt được nguyện vọng của họ chỉ đơn thuần bằng những khẩu hiệu có vẻ như hơi trừu tượng và ít liên hệ đến đời sống hàng ngày của tầng lớp b́nh dân.

Nhưng nếu chính trị bị tác động bởi nguyên cớ xác đáng là những bức xúc, bất măn xă hội th́ tự thân chính trị có thể bị thay đổi.

Người Trung Quốc lại có một triết lư: “Trong cái thế giới không công bằng này, cái chúng ta cần làm không phải là sự truy cầu sự công bằng, mà là trong sự không công bằng đó giành được thắng lợi”.

Chưa có được một Ô Khảm như ở Trung Quốc, nhưng Việt Nam chí ít đă khởi sự được dấu ấn ban đầu về h́nh tượng “Người nông dân nổi dậy” Đoàn Văn Vươn.

Mười lăm năm sau “cuộc cách mạng” Thái B́nh, một lần nữa cơn băo khiếu tố đất đai của nông dân đang trở nên một phản ứng xă hội ngày càng ghê gớm và có thể đe dọa đến “sự tồn vong của chế độ” - như điều mà người phụ trách cao nhất của Đảng vẫn lo ngại.

Nếu không thể nhận thức và cảm thông với “những cuộc tụ tập có màu sắc chính trị” của tầng lớp nông dân khiếu tố đất đai, nhà cầm quyền sẽ nhanh chóng rơi vào nguy cơ “không có năng lực” và chế độ cũng rất có thể bị đẩy vào t́nh trạng mất kiểm soát trong không khí đầy bạo lực.

Thường Sơn
RFI
Hanna_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	china_protest_13_05_19.jpg
Views:	3
Size:	52.2 KB
ID:	473050
 
User Tag List

Thread Tools

Phim Bộ Videos PC10

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 18:40.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10837 seconds with 12 queries