Cuộc gặp lần đầu tiên giữa đặc sứ Trung Quốc với các dân biểu đấu tranh cho dân chủ tại Hồng Kông ngày 16/07/2013 đă nhanh chóng kết thúc v́ đại diện của Bắc Kinh bị chất vấn gắt gao về nhân quyền.
Trong bữa ăn trưa do một dân biểu ủng hộ Bắc Kinh mời đặc sứ Trung Quốc Trương Kiệu Minh (Zhang Xiaoming), nhiều dân biểu đă đặt ra cho ông Trương các câu hỏi gay gắt về các chủ đề nhân quyền, dân chủ và các nhà ly khai Trung Quốc, sau đó họ đă đứng dậy rời bàn tiệc.
Đặc sứ TQ Trương Kiệu Minh tại Hồng Kông. Ảnh ngày 16/07/2013. Reuters
|
Cho đến nay, các viên chức nhà nước Trung Quốc vẫn luôn từ chối gặp gỡ các dân biểu tự do Hồng Kông, vốn thường xuyên tố cáo vụ đàn áp đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989.
Ngày 1/7 vừa qua, nhân kỷ niệm ngày Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc, hàng chục ngàn người đă biểu t́nh đ̣i thiết lập hệ thống đầu phiếu phổ thông trực tiếp. Họ cũng gọi Trưởng đặc khu Hồng Kông, ông Lương Chấn Anh – được bầu lên qua các đại cử tri mà đại đa số thân Bắc Kinh – là con rối của Trung Quốc.
Bắc Kinh cam đoan sẽ tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ vào năm 2017, nhưng nhiều nhà đấu tranh lo ngại Trung Quốc sẽ tŕ hoăn và gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử.
Dân biểu đối lập Trần Vĩ Nghiệp (Chan Wai Yip) là một trong những người đă quyết định tẩy chay bữa tiệc này, tố cáo những thụt lùi về dân chủ tại Hồng Kông kể từ năm 1997. Ông tuyên bố trước báo chí sau vụ đối đầu ngắn ngủi với đại diện Trung Quốc: « Bàn tay thô bạo của Bắc Kinh đè nặng lên Hồng Kông và việc hủy bỏ nền dân chủ là không thể chấp nhận được. Đă đến lúc phải thay đổi ».
Một dân biểu khác là Lương Quốc Hùng (Leung Kwok Hung), tuyên bố với ông Trương Kiệu Minh là Bắc Kinh phải thả nhà ly khai, giải Nobel ḥa b́nh Lưu Hiểu Ba. Ông nói : « Tôi yêu cầu phải trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba, và chấm dứt độc quyền của Đảng Cộng sản ». C̣n dân biểu Hồng Kông đầu tiên đă công khai khuynh hướng đồng tính luyến ái của ḿnh, ông Trần Chí Toàn (Chan Chi Chuen), th́ giới thiệu một cuốn sách do một nhà ly khai viết.
Về phần ông Trương Kiệu Minh th́ nói rằng ông tin là sẽ có những cuộc gặp gỡ khác. Ông biện minh với báo chí : « Bữa ăn trưa này chỉ mới là khởi đầu, tôi nghĩ rằng đối thoại sẽ được tiếp tục ».
Theo một cuộc điều tra thường niên được trường đại học Hồng Kông công bố vào đầu tháng 7/2013, chỉ có 33% người dân Hồng Kông hănh diện là người Trung Quốc. Đây là tỉ lệ thấp nhất kể từ năm 1998 đến nay.
Hồng Kông được hưởng quy chế bán tự trị, chẳng hạn được duy tŕ đồng đô la Hồng Kông và hệ thống tư pháp, theo mô h́nh mà Bắc Kinh nói là « Một đất nước, hai chế độ ». Cư dân tại đây có được quyền tự do ngôn luận mà tại mà người dân Hoa lục không hề biết đến.
Thụy My, rfi