Kết quả kiểm nghiệm ống hút nhựa trên thị trường Việt Nam cho thấy chưa phát hiện kim loại nặng hay các chất thôi nhiễm như styren...
Thông tin được ông Lâm quốc Hùng, Trưởng pḥng Giám sát Ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) mới cho biết.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, đây là nghiên cứu của một nhóm tác giả, chưa có phát ngôn chính thức từ cơ quan chức năng. Tại Việt Nam, từ lâu ống hút nhựa cũng như những dụng cụ bao b́ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm khác nằm trong diện lấy mẫu giám sát đều đặn. Trong đó chủ yếu kiểm tra hai yếu tố gồm: chất thôi nhiễm như styren và kim loại nặng.
Một loại ống hút trà trân châu không nhăn mác được rao bán trên trang mạng Trung Quốc
Kết quả kiệm nghiệm từ năm 2010 đến giờ cho thấy, các mẫu đều cho thấy không phát hiện các kim loại nặng, chất thôi nhiễm hoặc nếu có th́ dưới ngưỡng cho phép.
"Với sản phẩm ống hút được nhập theo đường chính ngạch th́ chất lượng tốt. Tuy nhiên nguy cơ sử dụng ống hút, nhập lậu không đảm bảo là có thể xảy ra. V́ thế, người dân nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc rơ ràng", ông Hùng nói.
Trước đó, tờ Chinadaily đưa tin, cuộc điều tra gần đây của một nhóm tác giả phát hiện 90% ống hút nhựa bán trên thị trường Thượng Hải (Trung Quốc) không đạt các tiêu chuẩn chất lượng. Chúng được làm từ vật liệu tái chế, có chứa các chất độc có thể ḥa tan trong nước uống. Việc sử dụng lâu dài các chất này có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, dậy th́ sớm, vô sinh hoặc thậm chí ung thư.
Cơ quan y tế thành phố Changsha, tỉnh Hồ Nam, Trung ương Trung Quốc cũng đă đưa ra một cảnh báo hồi tháng 5 về việc một số ống hút uống có chứa chất độc hại.
Kim loại nặng nếu tồn dư trong thực phẩm với hàm lượng quá cao sẽ gây hại cho người tiêu dùng. Biểu hiện trước hết là ngộ độc măn tính hoặc cấp tính.
- Nếu cơ thể hấp thụ kim loại nặng với lượng nhiều sẽ dẫn đến ngộ độc cấp tính với các triệu chứng như có vị kim loại khó chịu và dai dẳng trong miệng, nôn, ỉa chảy, mồ hôi lạnh cũng có thể gây chết người.
- Nếu cơ thể hấp thụ với liều lượng không lớn lắm, nhưng liên tục th́ sẽ tạo ra hiện tượng tích luỹ trong cơ thể và gây ra các bệnh măn tính, có thể gây đột biến gen, ung thư, thiếu máu, các bệnh tim mạch, bệnh ngoài da, bệnh gan, các vấn đề liên quan đến tiêu hoá, rối loạn thần kinh.
Đặc biệt là đối với các kim loại độc như asen, ch́, thuỷ ngân nếu hấp thụ vào cơ thể với lượng nhỏ cùng có thể gây nên ngộ độc cấp tính. Các kim loại này được hấp thụ vào cơ thể qua lương thực - thực phẩm, nước uống cũng có thể qua bát đĩa, đồ chơi.
Các kim loại nặng này không những gây tác hại đối với cơ thể mà c̣n gây tác hại đến lương thực - thực phẩm.
Chất thôi nhiễm như styren nhiễm vào thức ăn có thể gây ung thư, rối loạn chức năng gan, thận...