(NLĐO) – Tokyo cần tăng cường khả năng quân sự để ngặn chặn và đối phó với các cuộc tấn công tên lửa, bao gồm cả việc mua các thiết bị giúp tấn công các căn cứ đối phương, song sẽ không sử dụng chúng cho các cuộc tấn công phủ đầu.
Kiến nghị trên là bước tiến mới nhất trong nỗ lực sửa đổi Điều 9 Hiến pháp do Thủ tướng Shinzo Abe đề xuất, được công bố trong một báo cáo tạm thời phát hành vào ngày 26-7 của Bộ Quốc pḥng Nhật Bản. Dự kiến kết luận cuối cùng sẽ được công bố vào cuối năm nay.
Theo các quan chức Bộ Quốc pḥng Nhật Bản, các biện pháp tấn công căn cứ tên lửa đối phương gồm không kích bằng máy bay, tên lửa hoặc điều động binh lính trực tiếp tấn công. Tuy nhiên, vẫn c̣n quá sớm để thảo luận về các bước đi cụ thể cho kế hoạch này.
Ngoài ra, Bộ Quốc pḥng Nhật Bản đang xem xét mua mới các máy bay giám sát không người lái, tạo ra một lực lượng thủy quân lục chiến để bảo vệ các ḥn đảo xa và xem xét tăng khả năng điều chuyển binh sĩ tới các đảo tiền tuyến.
Binh lính Nhật Bản tiếp nhiên liệu cho hệ thống PAC-3 tại Bộ Quốc pḥng ở Tokyo tháng 4-2013. Ảnh: REUTERS
Theo các chuyên gia, việc tấn công phủ đầu chống lại các căn cứ tên lửa của đối phương sẽ rất khó khăn và tốn kém, trong khi chính phủ Tokyo đang phải đối mặt với khoản nợ công lớn. Đó là chưa kể các tên lửa ở lục địa Trung Quốc rất khó tấn công v́ chúng ở xa.
Việc Thủ tướng Shinzo Abe đang cố mở rộng vai tṛ của Lực lượng pḥng vệ như một đội quân chính quy đă gây nhiều tranh căi và chọc giận các nước láng giềng.
Khi ông Abe giành quyền kiểm soát Thượng viện của Nhật Bản mới đây cho thấy chiến lược quốc pḥng hiện tại của Nhật Bản sẽ được định h́nh cứng rắn hơn. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Itsunori Onodera nói với các phóng viên: “Không có sự thay đổi trong các chính sách cơ bản về bảo mật pḥng thủ”.
Trong một diễn biến khác, Lực lượng Pḥng vệ Bờ biển Nhật Bản (JCG) ngày 26-7, cho biết vào khoảng 8 giờ 20 cùng ngày (giờ địa phương), có 4 con tàu hải cảnh Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào vùng lănh hải xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Khi Nhật Bản yêu cầu các con tàu rời khỏi vùng biển, 1 tàu hải cảnh đă phản hồi bằng tiếng Nhật và tiếng Trung Quốc rằng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là “lănh thổ cố hữu của Trung Quốc từ thời cổ đại”.
Các tàu trên đă rời khỏi khu vực 12 hải lư vào sau đó khoảng 3 giờ. Trước đó, ngày 24-7, 4 tàu thuộc Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc cũng xuất hiện ở vùng tiếp giáp lănh hải xung quanh Senkaku/Điếu Ngư.
Tàu hải cảnh Trung Quốc lần đầu tiên tiến vào vùng lănh hải xung quanh
quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày 26-7. Ảnh: THỜI BÁO HOÀN CẦU
H.B́nh (Theo Reuters, Thời báo Hoàn cầu)
Nguoilaodong