GiadinhNet - “Con ơi, hăy tha thứ cho mẹ. V́ mẹ không tốt, mẹ đă sai lầm nên con của mẹ không được sống trên dương gian này. Ở bên kia thế giới, con hăy ngoan ngoăn và đừng hận mẹ nhé” - những ḍng tâm sự trong cuốn nhật kư ở nghĩa trang thai nhi Đồi Cốc ai đọc cũng không khỏi xót xa, cay đắng.
Nghĩa trang Đồi Cốc có hàng chục ngôi mộ với 6 vạn thai nhi.
Ảnh: PB
Những nấm mồ không ngày sinh
Không giống như ngôi mộ đặc biệt ở nghĩa trang Từ Châu thuộc xă Liên Châu (huyện Thanh Oai, Hà Nội - Báo GĐ&XH số ra ngày 6/9 đă phản ánh), nhiều ngôi mộ ở nghĩa trang Đồi Cốc (xă Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn) có bia mộ ghi tên, ngày mất của các bé.
Là nơi mai táng chung cho người dân ở giáo xứ Bến Cốc, nhưng nhiều năm qua nghĩa trang Đồi Cốc đă được người dân quen gọi là nghĩa trang thai nhi. Bà Nguyễn Thị Nhiệm, người quản trang ở đây cho biết, hiện đă có 47 ngôi mộ với khoảng 6 vạn thai nhi đă được bà và người dân chôn cất trong ṿng 7 năm qua.
Không muốn kể về việc làm của ḿnh, bà Nhiệm dẫn tôi vào khu lưu niệm ở giữa nghĩa trang. Chỉ tay vào một tấm h́nh có đứa bé rất kháu khỉnh, bà bảo đứa bé này được bà và các bác sĩ ở một pḥng khám tư “cứu” khi người mẹ đến “giải quyết” hậu quả. Đó là sinh viên một trường đại học danh tiếng ở Hà Nội, do yêu đương đi quá giới hạn nên có bầu. Khi có thai th́ người yêu cũng cao chạy xa bay không chịu cưới, cô gái t́m đến pḥng khám để phá bỏ. Nhưng v́ cái thai quá lớn, bà và các bác sĩ ở đây đă giúp cô gái những ngày cuối thai kỳ cho đến khi sinh nở. Sau đó, cháu bé đă được đưa đến trại trẻ mồ côi c̣n người mẹ cũng mất hút không lời từ biệt.
Nhưng không có nhiều đứa bé được may mắn như thế. Quá nhiều h́nh ảnh đau ḷng được bà Nhiệm treo vào trong khung kính ở khu tưởng niệm mà không thể nói hết bằng lời. Nó quả thực ám ảnh đối với những ai một lần đặt chân đến nghĩa trang thai nhi này.
Bà Nhiệm đưa tôi đi dạo quanh một ṿng trong nghĩa trang được phân thành 3 khu vực gần như riêng biệt. Một khu dành cho người dân ở đây có ghi đầy đủ họ tên, ngày tháng, năm sinh và mất. Một khu là những ngôi mộ trắng xóa, không có bia mộ và một khu khác là những ngôi mộ có bia mộ nhưng duy chỉ có ngày mất hoặc ngày sinh, ngày mất là một.
“Tất nhiên, trong hàng vạn thai nhi này, có nhiều bé không phải do người mẹ cố t́nh bỏ đi. Có thể bị chết lưu trong thời kỳ mang thai, có thể thai nhi bị dị tật nên phải bỏ nhưng 7, 8 năm làm việc này, tôi biết nguyên nhân từ t́nh yêu đi quá giới hạn là rất nhiều”, bà Nhiệm tâm sự.
Nằm ở góc khuất nhất của nghĩa trang, một ngôi mộ rất nhỏ vừa được xây lên c̣n chưa khô vữa. Đó là hậu quả của một t́nh yêu bị gia đ́nh ngăn cấm. Chỉ v́ chê cô gái quá nghèo mà gia đ́nh chàng trai không cho cưới, cả giận mất khôn, cô gái đang tâm vào bệnh viện “giải quyết” rồi mang lên đây mai táng cho con.
Và những trang nhật kư đắng ḷng
Ngồi tṛ chuyện với tôi hàng giờ đồng hồ trong cơn mưa như trút nước, bà Nhiệm cho biết, mấy hôm nay cuối tuần nên người đến viếng thăm rất đông. Cứ mỗi lần đến, nghĩa trang lại nghi ngút hương khói và cuốn sổ nhật kư lại thêm nhiều trang được ghi kín chữ.
Những trang nhật kư được viết vội nhưng thấm đẫm nước mắt đau khổ và ân hận. “Hôm nay là ngày thứ 12 con gửi con của con đến với mẹ. Mong mẹ che chở cho đứa bé vô tội, cho bé được siêu thoát. Mong con của con hiểu và tha lỗi cho con. Mẹ yêu con nhiều”, ḍng tâm sự được ghi ngày 18/8/2013.
Ở một trang đă nḥe mực, một bà mẹ viết: “Mẹ thật sự đau khổ khi không c̣n sự lựa chọn nào khác. Mẹ biết làm thế này là tội lỗi nhưng mẹ c̣n phải học, nếu mẹ sinh ra con th́ con cũng không được sung sướng và hạnh phúc. Mẹ mong con sẽ được đầu thai ở một nơi khác được vẹn toàn, con nhé”.
“Hôm nay mẹ lại lên đây thắp hương cho con, các anh chị và bạn của con. Từ khi phải bỏ con, mẹ cảm thấy tội lỗi và ân hận. Mẹ luôn mơ thấy con trong giấc ngủ, đi làm mẹ cũng nghĩ đến con. Không biết bao giờ mẹ mới vượt qua được nỗi đau này? Hăy ngoan và phù hộ cho mẹ con nhé!”.
Cuốn sổ nhật kư không chỉ ghi lại những ân hận của các bậc làm cha, làm mẹ v́ nông nổi thời trẻ mà c̣n là những bài học cho các bạn trẻ đến đây. Một nữ sinh viên Trường ĐH Khoa học Xă hội và Nhân văn viết: “Lên thắp hương cho các em chị mới thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Chị cũng đang yêu và rất yêu người đó. Nhưng nh́n các em nằm trong những nấm mồ trắng và khi nghĩ về những đứa trẻ đang được hạnh phúc trên đời này, chị dặn ḿnh không được mắc sai lầm. V́ đó là nỗi đau của con người mà không bao giờ sửa sai được”.
Cất cuốn nhật kư vào chỗ cũ, bà Nhiệm bảo, mấy năm làm quản trang ở đây, có quá nhiều chuyện đau ḷng không kể hết được. “Cách đây ít tháng, một cô gái sau khi bỏ thai c̣n quay lại pḥng khám để hỏi xem xác con được chuyển đi đâu. Sau khi biết được chúng tôi đưa về nghĩa trang này, cô gái lên ngồi khóc nức nở cả buổi chiều. Từ đó, suốt một tháng, gần như cuối tuần nào cô gái đó cũng lên, vừa thắp hương vừa khóc. Cô gái bảo, giá như chưa phá bỏ th́ cô sẽ sinh ra để nuôi, nhưng giờ th́ đă quá muộn”.
Nghe những tâm sự của bà Nhiệm, tôi lại nhớ đến một nghĩa trang không có thực nhưng lại có đến hàng ngh́n “ngôi mộ” đă được dựng lên - nghĩa trang online nhomai.vn. Chỉ cần vào chuyên mục nghĩa trang thai nhi cũng đủ xót xa khi mỗi ngày lại có thêm hàng chục “ngôi mộ” được lập. Cũng như cuốn nhật kư ở nghĩa trang Đồi Cốc, những ḍng tâm sự đến buốt ḷng của các bà mẹ trên mạng ảo này khiến ai một lần ghé thăm cũng không khỏi xót xa, đau đớn.
“Mẹ biết con đang giận mẹ lắm nhưng biết làm sao, mẹ nhớ con, nhớ cái cảm giác khi có con ở bên. Có con, mẹ hay bị ốm hơn, buồn nôn, mẹ không ăn được nhiều. Mẹ xin lỗi v́ không chăm sóc con. Giờ đây mẹ một ḿnh nhớ những cảm giác đó, cảm giác đặt tay lên bụng ḿnh và biết con đang ở đó. Mẹ đă cảm nhận được con đấy, con yêu! Trong tim mẹ, mẹ không bao giờ muốn rời bỏ con nhưng… có hàng ngàn lí do con nhỉ? Mẹ sẽ không biện minh ǵ thêm cho tội lỗi của mẹ đâu. Cho dù con có tha thứ cho mẹ th́ chính lương tâm của mẹ vẫn không thể tha thứ cho chính ḿnh. Mẹ chỉ muốn con biết một điều là mẹ rất yêu con”, thành viên Kun… viết.
Phùng B́nh