Một sự kiện khác cũng được nhiều nhật báo hôm nay quan tâm đến là Tokyo đă được chọn đăng cai Thế vận hội Olympic 2020. « Tokyo sẽ đón Thế Vận hội mùa hè 2020 », « Thế vận hội 2020 : Tokyo đi trên mây » và « Tokyo 2020 : quyết định khôn ngoan về kinh tế » lần lượt là những tựa đề trên các báo Le Figaro, Libération và La Croix.
Cả ba tờ báo đều đăng ảnh các thành viên trong phái đoàn Tokyo tại Buenos Aires, Brazil nhảy cẫng vui mừng sau quyết định của Ủy ban Thế vận hội Quốc tế (CIO) chọn Tokyo đăng cai thế vận hội 2020 hôm thứ bảy 07/09 vừa qua. Trong ṿng bỏ phiếu lần hai, Nhật Bản bỏ xa đối thủ khi nhận được 60 phiếu ủng hộ so với 36 phiếu cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Báo Libération và Le Figaro cùng điểm lại nỗi hồi hộp của phái đoàn Nhật Bản. Cho đến những giây phút cuối cùng, Tokyo cảm thấy như mất hết hy vọng để dành tít đăng cai. Chính quyền Nhật Bản e ngại tác động của Fukushima từ hồi cuối tháng Tám vừa qua. Trên thực tế, các vụ tiết lộ ṛ rỉ nước nhiễm xạ ra biển trong thời gian gần đây cũng đă làm dấy lên nhiều mối quan ngại của các vị quan chức trong CIO về ứng viên Nhật Bản.
Tuy nhiên, cả hai tờ báo đều nh́n nhận, sự nỗ lực hết ḿnh và cách vận động khôn khéo của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đă được đền đáp xứng đáng. Ngay sau khi kết thúc thượng đỉnh G20 tại Saint-Petersbourg, thủ tướng Nhật đă đến thẳng Buenos Aires để tranh thủ vận động cho Tokyo. Đích thân ông đă đứng ra bảo đảm với các thành viên của CIO rằng « t́nh trạng Fukushima đă nắm dưới sự kiểm soát […]. Tôi có thể bảo đảm với quư vị là t́nh trạng này chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ gây ra vấn đề về sức khỏe ».
Tokyo 2020: niềm hy vọng cho Paris 2024 ?
La Croix giải thích rơ hơn v́ sao Tokyo đă được chọn. Trên b́nh diện kinh tế, chính trị và cơ sở hạ tầng, Nhật Bản hơn hẳn các đối thủ c̣n lại. Sự bất ổn chính trị, kinh tế yếu kém và nhất là thiếu vắng cơ sở hạt tầng là những điểm mấu chốt khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ bị mất đi cơ hội lần này. Trong khi đó, Tây Ban Nha vẫn ch́m đắm trong khủng hoảng kinh tế. Đối với La Croix, chiến thắng của Tokyo đang đem lại chút tia hy vọng cho Paris tranh quyền đăng cai Thế Vận hội 2024.
Một lư do khác cũng được La Croix đưa ra là theo nguyên tắc « luân phiên châu lục ». Trên thực tế, nguyên tắc bất thành văn này, được ông Pierre de Courbetin đưa ra vào năm 1896, được thực hiện không mấy đều đặn từ năm 1956. Giờ đây, sau 12 năm kể từ Thế vận hội Bắc Kinh 2008, tám năm sau Luân Đôn 2012 và bốn năm sau Rio 2016, th́ ngọn đuốc mới lại trở về với châu Á, mà lần này là tại đất nước Mặt trời mọc 2020.
Từ đó, tờ báo rút ra một tia hy vọng cho Paris 2024. Ngay từ Thế vận hội Luân Đôn 2012, tổng thống Pháp François Hollande cũng đă bày tỏ mong muốn được nh́n thấy ngọn đuốc Olympic tại Paris. Tờ báo cho hay kể từ tháng Tư năm nay, Ủy ban Thể thao quốc tế Pháp đă được giao trách nhiệm làm thế nào thu hút sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh.
La Croix cũng cảnh giác là để ra tranh quyền đăng cai cho Thế vận hội 2024, nước Pháp cũng phải đối mặt với nhiều đối thủ nặng kư như Washington, vốn dồi dào về nguồn tài chính, cũng là ưu thế trong con mắt của thành viên CIO. Đáng lo hơn nữa là Nam Phi. Quốc gia này đưa ra một lập luận khá vững chắc : nếu châu Âu, châu Mỹ, châu Á và thậm chí châu Úc cũng đă trải qua cuộc phiêu lưu kỳ thú này, châu Phi cho đến giờ vẫn là châu lục duy nhất bị tước quyền đăng cai.
Trung Quốc không chúc mừng Nhật giành quyền đăng cai Olympic 2020
AP, Reuters - Tại cuộc họp báo ngày 9/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hai lần không cho biết liệu Bắc Kinh có gửi lời chúc mừng Tokyo giành quyền đăng cai Olympic 2020 hay không, hay liệu Bắc Kinh sắp tới có ra thông báo chúc mừng hay không.
Trung Quốc và Nhật Bản hiện đang vướng vào tranh căi ngoại giao gay gắt v́ một nhóm đảo mà cả hai nước cùng tuyên bố chủ quyền. Việc Tokyo được chọn làm thành phố đăng cai Thế Vận Hội mùa hè năm 2020 diễn ra chỉ vài ngày trước ngày mà vụ tranh căi Trung-Nhật bùng ra một năm trước, khi chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa nhóm đảo mà Nhật gọi là Senkaku và Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư Đài.
Dù Trung Quốc không lên tiếng chính thức về thắng lợi của Tokyo, tờ Hoàn Cầu Thời báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc có gửi lời chúc mừng trong bài xă luận đăng ngày thứ Hai.
Bài xă luận viết: "Mặc dù quan hệ Trung-Nhật đă bước vào giai đoạn xấu nhất trong 40 năm qua, chúng tôi vẫn muốn gửi lời chúc mừng đến Nhật Bản và mong ước Thế vận hội Olympic thành công."
Minh An, rfi