Cách nay một năm, chính xác là ngày 23/11/2013, Trung Quốc đơn phương loan báo thành lập vùng nhận dạng pḥng không trên Biển Hoa Đông. Ngay từ lúc ấy, diều hâu Trung Quốc đă lớn tiếng cho rằng Bắc Kinh sẽ thừa thắng xông lên và thiết lập một vùng tương tự trên Biển Đông, gây nên nhiều mối quan ngại. Một năm sau, thái độ lo lắng vừa tăng lên một bực, sau khi có tin Trung Quốc đă hoàn tất nhiều công tŕnh tại Biển Đông cho phép họ quản lư vùng pḥng không đó.
Bản đồ biển Hoa Đông với vùng nhận dạng pḥng không do Trung Quốc lập raREUTERS
Thái độ quan ngại cụ thể nhất đă được bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington công khai bày tỏ ngay tại Trung Quốc.
Phát biểu nhân một cuộc hội thảo do Quân đội Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh trong hai ngày 21-22/11/2014 vừa qua, bà Glaser đă nêu bật sự kiện được tạp chí quốc pḥng IHS Jane’s tiết lộ, theo đó Trung Quốc đă cho xây trên Đá Chữ Thập tại Trường Sa một phi đạo dài cũng như một hải cảng đủ sức cho chiến hạm cập bến, và cho rằng mục tiêu của các công tŕnh đó là để Bắc Kinh có thể quản lư hữu hiệu vùng nhận dạng pḥng không mà Trung Quốc muốn thiết lập tại Biển Đông.
Nhật báo Mỹ The New York Times ngày 23/11 đă trích nhận định của chuyên gia Glaser, theo đó phi đạo trên Đá Chữ Thập có thể được phi cơ quân sự Trung Quốc sử dụng để tuần tra vùng nhận dạng pḥng không mà Bắc Kinh được cho là sẽ thiết lập trên Biển Đông.
« Tôi nghĩ rằng điều đó là nhằm cho phép Trung Quốc thiết lập một vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) ». Theo bà Glaser, để có một vùng nhận dạng pḥng không đúng nghĩa, Trung Quốc « phải có năng lực giám sát không phận, (và) thậm chí họ cần đến nhiều phi đạo hơn ».
Trước đó, trong một cuộc hội thảo tại Đà Nẵng trong hai ngày 17-18/11/2014, Giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật quốc tế tại Đại học Quốc gia Singapore, cũng bày tỏ quan ngại trước khả năng Trung Quốc thiiết lập vùng nhận dạng pḥng không Biển Đông. Đối với chuyên gia Beckman, đây là một điều hoàn toàn có thể xẩy ra vào lúc t́nh h́nh căng thẳng vẫn tồn tại giữa Trung Quốc và hai nước Việt Nam, Philippines, cũng như căn cứ vào các tuyên bố gần đây của nhiều quan chức và nhà b́nh luận Trung Quốc.
Ngay từ năm ngoái, sau khi tuyên bố vùng nhận dạng pḥng không trên Biển Hoa Đông, bao trùm vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Tokyo quản lư nhưng bị Bắc Kinh đ̣i chủ quyền, Trung Quốc đă không loại trừ khả năng thiết lập một vùng tương tự tại Biển Đông.
Vào khi ấy, hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, trước mắt, Bắc Kinh chưa thể xúc tiến kế hoạch đó v́ lẽ không quân Trung Quốc chưa đủ năng lực giám sát vùng pḥng không rộng lớn và cách xa lục địa Trung Quốc như vùng Biển Đông.
Đó là chưa kể đến việc Biển Đông dính líu đến rất nhiều quốc gia, trong lúc tranh chấp ở Biển Hoa Đông chỉ liên can trực tiếp đến Nhật Bản và trong một chừng mực nào đó, Hàn Quốc mà thôi. Với phương tiện chưa đủ, việc áp đặt một vùng pḥng không sẽ trở thành vô nghĩa nếu các nước bao quanh hay sử dụng Biển Đông không tuân thủ.
Việc Trung Quốc tăng cường bồi đắp, cải tạo và mở rộng các thực thể mà họ chiếm đóng trên Biển Đông trong thời gian qua là nhằm lót đường cho quyết định tuyên bố vùng pḥng không khi thời cơ đến, một điều mà nhiều chuyên gia cho là Trung Quốc tất yếu sẽ làm, cho dù trước mắt Bắc Kinh c̣n dè dặt.
Trong khi chờ đợi, theo tạp chí quốc pḥng IHS Jane’s, các cơ sở mới được củng cố của Trung Quốc tại vùng Biển Đông hoàn toàn có thể cho phép Bắc Kinh « bức ép các láng giềng từ bỏ các đ̣i hỏi chủ quyền cũng như các thực thể đang trấn giữ trên Biển Đông… Hay ít ra là giúp Trung Quốc có thế mạnh trong các cuộc thương thuyết, giả sử rằng đàm phán được mở ra ».
Trọng Nghĩa/rfi